Năm 2021, nước Úc chi cho Y tế là 98,3 tỷ đô Úc, tương đương 72,1 tỷ đô Mỹ. Với dân số 25,9 triệu dân thì chi phí Y tế cho mỗi dân Úc là 2.784 đô la Mỹ/người. Theo báo The Bangkok Post thì năm 2022, Thái Lan chi cho y tế 205 tỷ baht tương đương 6,34 tỷ đô la Mỹ. Với dân số là 70 triệu dân thì tính ra chi phí cho y tế của Thái Lan là 90,6 đô la Mỹ/người. Còn Việt Nam thì chi cho y tế là 9.171 tỷ đồng, tương đương 402 triệu đô la. Với dân số 98,3 triệu dân thì tính ra chi phí cho y tế của Việt Nam là 4 đô la Mỹ/người.
THÂM
CƠ HỘI TỐT CỦA ĐẤT NƯỚC, NHƯNG...
CHỌC MÙ ĐÔI MẮT
ĐỪNG ĐỂ ĐỨT GÃY CÁC CHUỖI CUNG ỨNG LĨNH VỰC Y TẾ
Từ đầu tháng 7, khi mà TP. HCM bắt đầu bị phong tỏa thì trước đó, báo chí đã nói rất nhiều về vấn đề “không để đứt gãy chuỗi cũng ứng”. Đây là vấn đề lo ngại nhất đối với bất kỳ nhà nước nào. ĐCS đã ra rả hơn 1 năm nay cụm từ “mục tiêu kép” với tham vọng là vừa chống dịch giỏi và vừa giữ nhịp nền kinh tế. Điều cần phải biết là để giữ nhịp nền kinh tế thì không được để các chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Tuy nhiên thực tế cho thấy chuỗi cung ứng Việt Nam có bị đứt gãy hay không là vấn đề cần phải phân tích kỹ.
Một chính quyền điều hành đất nước 76 năm, và có hơn 20 tháng được cảnh báo về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng thiết yếu trong thời dịch, ấy vậy mà đến khi đại dịch ập đến, cả bộ máy chính quyền này không phân biệt được đâu là hàng thiết yếu thì quản lý đất nước cái nỗi gì chứ? Anh mù về những thứ anh đang quản lý thì anh quản lý thế nào được đây? Cho nên hệ lụy là, chuỗi cung ứng bị đứt gãy ngay cả với mặt hàng thiết yếu cho đời sống dân sinh. Tệ đến nỗi, là cả bộ máy vẫn không nhận ra nên mới duy trì những chính sách bóp nghẹt sự lưu thông hàng hóa.
Dấu hiệu để nhận biết chuỗi cung ứng bị đứt gãy cũng khá đơn giản, đã là đứt gãy thì đầu không nối kết với đuôi. Nơi tiêu thụ thì đói hàng và nơi cung cấp thì ứ hàng. Lương thực là mặt hàng thiết yếu, vậy mà tại ruộng vườn nhà nông, rau-lúa-cá – thịt rớt giá thê thảm vì không có nơi tiêu thụ. Trong khi đó tại TP.HCM người lao động đã phải tháo chạy khỏi thành phố vì cái đói bủa vây. Họ thiếu gạo, thiếu rau, thiếu cá, thiếu thịt nên bị đói. Đói đến mức, từng đoàn người nối đuôi nhau mà tháo chạy, ai có xe máy dùng xe máy, ai có xe đạp dùng xe đạp, ai không không có phương tiện gì thì đi bộ. Thật là kinh hoàng. Đây không phải là đứt chuỗi cung ứng hàng thiết yếu là gì?
Chống dịch tốt mà không hiểu rằng cự li gần chính là môi trường lây nhiễm tốt nhất. Bao nhiêu lần người dân nhắc nhở nhưng vẫn quyết tổ chức bầu cử, tổ chức thi tốt nghiệp, thả dân chơi lễ vv... và điều gì đến đã đến, đại dịch kéo đến quần tơi tả đất nước Việt Nam. Đã vậy, chính quyền này vẫn không chịu mở mắt để nhận ra mà lại còn nối tiếp sai lầm cũ. Họ vẫn không hiểu rằng, những thứ quy định cấm đoán phi lý đã dựng lên những chốt chặn, và chính các chốt chặn ấy đã tạo nên hiện tượng người dân dồn cục, và đây là môi trường tốt để lây nhiễm. Mấy ông ra văn bản cấm nhằm mục đích chống dịch lây lan nhưng cuối cùng chính văn bản đó tạo môi trường lây lan dịch bệnh. Sao các ông ngu xuẩn thế? Một điều đơn giản thế mà không nhận ra mà cứ chỉ đạo một cách máy móc. Mù lòa đến thế thì quản lý đất nước cái gì được?
Cụm từ “mục tiêu kép” nghe thật mỉa mai. ĐCS đã đặt ra 2 mục tiêu nhưng mà họ không biết bắt đầu từ đâu để thực hiện nó. Muốn chống dịch mà không biết chặt đứt nguyên nhân lây lan dịch, muốn phát triển kinh tế mà không biết cách duy trì chuỗi cung ứng hàng thiết yếu thì lãnh đạo cái gì? Cả tháng nay, cả chính quyền trung ương và chính quyền thành phố HCM gây cho người dân thành phố này không biết bao nhiêu nỗi kinh hoàng và đến bây giờ vẫn cứ loay hoay như gà mắc tóc.
Hôm nay tôi có đọc trên tường nhà bác sĩ Phan Xuân Trung một status có nội dung như sau “Chợ thuốc sỉ đóng cửa. Bác sĩ muốn mua thuốc chích cấp cứu cho bệnh nhân thì không còn hàng. Dân bệnh ho hen đến nhà thuốc thì không bán với lý do BYT cấm bán thuốc liên quan đến Covid!”. Nếu đây là sự thật thì có thể nói người dân Việt Nam đang trong trình hình rất nguy hiểm. Tình trạng chuỗi cung ứng lĩnh vực y tế bị đứt gãy. Mạng sống hàng vạn người dân đang phụ thuộc rất lớn vào chuỗi cung ứng này mà để bị đứt gãy thì rất nguy hiểm, vì sao? Vì khả năng sửa sai của ĐCS cực kém, nó cố sửa sai thì thường nó gây thêm những sai lầm khác trầm trọng hơn chứ ít khi nó trị tận gốc nguyên nhân. Hãy xem ĐCS thực hiện “mục tiêu kép” như thế nào thì sẽ rõ.
Hy vọng rằng, những gì bác sĩ Phan Xuân Trung nói chỉ là sự khan hiếm cục bộ chứ không phải là toàn thành phố. Nếu là thiếu toàn thành phố hay toàn quốc thì không biết hậu quả thế nào./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://vnexpress.net/that-nghiep-ba-thang-chua-duoc-nhan-tien-tro-cap-4336769.html
https://thanhnien.vn/doi-song/xom-tro-ngheo-co-tru-giua-mua-covid-19-gan-het-gao-van-cho-hang-xom-muon-gao-1425368.html
https://congluan.vn/nguoi-dan-voi-va-roi-khoi-tp-hcm-truoc-gio-g-vi-so-bi-ket-lai-post143461.html
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ngay-dau-ha-noi-siet-ly-do-ra-duong-un-xe-cuc-bo-dau-gio-sang-764170.html
https://laodong.vn/photo/ha-noi-yeu-cau-nguoi-ra-duong-xuat-trinh-lich-lam-viec-ubnd-phuong-qua-tai-939949.ldo
NGUYỄN THANH NGHỊ ĐANG THAM NHŨNG CHÍNH SÁCH
Chính sách “luân chuyển cán bộ” của ĐCS được giải thích là “thử thách vai trò lãnh đạo” của cán bộ. Tuy nhiên việc chuyển lãnh đạo đi nơi khác nó nảy sinh vấn đề, đấy là bắt lãnh đạo từ bỏ sở trường mà phải điều hành lĩnh vực mình không chuyên gây ra sự phá hoại không nhỏ trong công tác điều hành đất nước.
Đấy là ở khía cạnh chuyên môn, còn ở khía cạnh khác, khi luân chuyển cán bộ từ địa phương này đến địa phương khác nó phát sinh vấn đề rất lớn, đó là nhà nước phải bố trí nhà công vụ cho cán bộ đó. Lấy ông Trần Lưu Quang làm ví dụ, nếu ông Quang làm bí thư tỉnh Tây Ninh thì ông ta sẽ ở nhà của ông nên tiết kiệm được một nhà công vụ, nhưng khi được Bộ Chính Trị bổ về làm phó bí thư thường trực thành ủy TP. HCM thì bắt buộc nhà nước phải bố trí nhà công vụ cho ông. Giờ ông Trần Lưu Quang đã được thuyên chuyển ra Bắc làm bí thư Hải Phòng nên buộc nhà nước phải bố trí nhà công vụ cho ông ta ở thành phố này. Theo luật thì ông Quang phải trả nhà công vụ ở TP. HCM, tuy nhiên ông có trả hay không thì dân không biết.
Những nhà công vụ ở các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng vv... có giá trị kinh tế rất lớn, nó kích thích lòng tham của quan chức, và rất nhiều trong số đó tìm mọi cách để chiếm đoạt bằng được. Thực tế là tình trạng tham nhũng nhà công vụ từ nhiều năm nay chưa bao giờ thuyên giảm, mặc dù đã có luật cấm bán hóa giá nhà công vụ nhưng các quan chức vẫn mua được như thường. Ở Việt Nam, quyền lực đứng trên luật pháp nên vấn đề là có thế lực chính trị lớn đỡ đầu thì việc đạp lên luật mua hóa giá nhà công vụ là không khó gì.
Chính sách “luân chuyển cán bộ” của ĐCS đã làm cho nhà nước tốn một lượng nhà công vụ vô cùng lớn. Nhà công vụ nhiều thì tài sản quốc gia bị chiếm dụng càng nhiều. Chính vì có chức càng cao, có quyền càng lớn thì càng dễ tham nhũng nhà công vụ nên chính sách “luân chuyển cán bộ” về bản chất là nó đem lại quyền lợi kinh tế rất lớn cho quan chức, vì vậy ĐCS không bao giờ chịu bỏ chính sách “luân chuyển cán bộ” vớ vẩn này. Nếu bỏ thì sẽ động chạm rất lớn tới quyền lợi của những thế lực chính trị lớn.
Năm 2014, nhiều lãnh đạo nghỉ hưu bị tố cáo không chịu trả nhà công vụ, ông Trịnh Đình Dũng- bộ trưởng Bộ Xây Dựng lúc đó trả lời báo chí rằng “Không có tham nhũng nhà công vụ, chỉ chưa trả vì... chưa thu!”. Tuy nhiên bao giờ các quan chức lớn trả và bao giờ nhà nước thu thì ông Dũng không nói, và cho đến nay, những vấn đề đó cũng chìm xuồng. Để bảo vệ cho quyền lợi quan chức, ông Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định trước báo chí là: “Chính sách nhà ở công vụ là chính sách rất đúng đắn để đảm bảo cho những cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo cấp cao... được luân chuyển công tác không có điều kiện mua nhà”.
Rõ ràng là khi làm bộ trưởng Bộ Xây Dựng, ông Trịnh Đình Dũng đã bao che cho một tầng lớp tham nhũng nhà công vụ. Được biết tầng lớp này rất đông và có quyền lực rất lớn, nên bao che cho họ nghĩa là ông Trịnh Đình Dũng có ý đồ chính trị, ông ta đã bảo vệ quyền lợi to lớn cho các quan chức, và kết quả sau đó ông đã được thăng chức từ Bộ trưởng Bộ Xây Dựng lên phó thủ tướng.
Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng hiện nay là Nguyễn Thanh Nghị - con trai ông Nguyễn Tấn Dũng. Khi đưa được con trai vào ghế Bộ trưởng Bộ Xây Dựng thì rõ ràng ông Nguyễn Tấn Dũng muốn Nghị tiến lên đỉnh cao quyền lực bằng con đường Chính phủ. Lộ trình có thể là Bộ trưởng Bộ Xây Dựng – Phó Thủ Tướng - Ủy Viên Bộ Chính Trị - Tứ Trụ. Với vị trí hiện nay, Nguyễn Thanh Nghị có lộ trình khá giống với lộ trình mà Trịnh Đình Dũng đã đi qua, có điều Trịnh Đình Dũng lên tới phó thủ tướng thì phải về hưu vì quá tuổi quy định, còn Nguyễn Thanh Nghị chỉ mới 45 tuổi, còn quỹ thời gian rất nhiều để tiến xa hơn Trịnh Đình Dũng.
Ngày 7/8 trên báo Tiền Phong có cho biết, Bộ Xây Dựng đang soạn Dự thảo trình Thủ tướng phê duyệt tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ cấp cao được bố trí biệt thự diện tích đất khuôn viên từ 450 - 500 m2. Những biệt thự công vụ với diện tích lớn như thế, nếu tọa lạc tại Hà Nội hoặc TP. HCM thì có giá trị kinh tế rất lớn. Đây là miếng mồi rất ngon mà Nguyễn Thanh Nghị đang muốn đút vào mồm những lãnh đạo cấp cao. Chiêu bài này không khác mấy Trịnh Đình Dũng.
Có 3 loại tham nhũng: tham nhũng ngân sách, tham nhũng chính sách và tham nhũng quyền lực. Trong đó, tham nhũng ngân sách là tham nhũng hạ cấp nhất, ăn không nhiều mà dễ bị phanh phui, còn tham nhũng chính sách thì đẳng cấp hơn, nó mang lại quyền lời kinh tế và cả quyền lợi chính trị rất lớn nhưng lại khó bị phát hiện. Và cao cấp nhất là tham nhũng quyền lực, người tham nhũng quyền lực lớn nhất hiện nay là Nguyễn Phú Trọng. Việc làm của Nguyễn Thanh Nghị hiện nay là loại tham nhũng chính sách. Dùng chính sách ưu đãi này nuôi đám tham nhũng nhà công vụ, và tất nhiên sau đó đám tham nhũng kia sẽ phải ủng hộ Nghị lên cao hơn nữa để Nghị tiếp tục bảo vệ họ.
Nguyễn Thanh Nghị thì học cao hơn Nguyễn Tấn Dũng, tuy nhiên cách làm chính trị của Nguyễn Thanh Nghị cũng không khác gì cha của cậu. Nguyễn Thanh Nghị cũng là quan tham chứ chẳng trong sạch gì./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://vietq.vn/bo-truong-xay-dung-bac-cao-buoc-can-bo-chiem-nha-cong-vu-d44671.html
https://datviet.trithuccuocsong.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/khong-co-tham-nhung-nha-cong-vu-chua-tra-vi-chua-thu-3108537/
https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/12-quan-lon-khong-chiu-tra-nha-cong-vu-la-ai-co-duoc-hoa-gia-nha-cong-vu-1374039.html
https://tienphong.vn/de-xuat-can-bo-cap-cao-duoc-bo-tri-biet-thu-cong-vu-co-dien-tich-lon-nhat-500m2-post1363453.tpo
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
CHỐNG DỊCH BẰNG CÁCH... ĐỐT TIỀN
Chi phí xét nghiệm cho 8 triệu dân bằng số tiền chích 6 triệu mũi vaccine, nghĩa là tổng chi phí cho một lần xét nghiệm bằng 75% chi phí cho...