ĐẰNG SAU CÁI MIỆNG THANH CAO CÓ ẨN GIẤU RĂNG NANH CỦA QUỶ DỮ


Nguyễn Phú Trọng kêu gọi chống thanh nhũng thì năm 2012, ông Nguyễn Phú Trọng lấy chức trưởng ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng. Và sau đó là ông lên báo kêu gọi “chống lợi ích nhóm”. Hưởng ứng lời kêu gọi chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng thì cụ Lê Đình Kình, anh Lê Đình Chức và Lê Đình Công cùng một số người khác miệt mài đấu tranh chống lợi ích nhóm.

Tuy nhiên, không biết gốc rễ của nhóm lợi ích này sâu đến cỡ nào mà nhóm này có thể cho 3000 CSCĐ nửa đêm tấn công thôn Hoành hành quyết cụ Kình và bắt nhiều người khác trong đó có anh Lê Đinh Chức và Lê Đình Công. Điều đáng nói là sau hành quyết họ mang xác cụ về phanh thây và sau đó trả về cho gia đình. 

Sau khi trả xác cụ về, người dân cả nước gởi tiền phúng điếu qua tài khoản Vietcombank của chị Nguyễn Thúy Hạnh thì liền bị nhóm lợi ích lệnh cho Vietcombank cướp tiền phúng điếu của gia đình cụ.

Tiếp sau ăn cướp tiền phúng điếu là 2 phiên tòa xử vụ Đồng Tâm. Phiên sơ thẩm diễn ra vào tháng 9/2020 với 2 án tử hình cho Lê Đình Chức và Lê Đình Công và nhiều án khác. Sau đó tháng 3/2021 là xử phúc thẩm Đồng Tâm theo dạng án bỏ túi nên 14 luật sư bào chữa đều bất lực.

Ông Trọng kêu gọi chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm. Dân đồng tâm hưởng ứng thì lãnh hậu quả vô cùng khủng khiếp. Công an đến nhà hành quyết, sau đó ngân hàng cướp tiền của họ và tòa án thì soạn sẵn bản án bỏ túi để giết thiêm 2 mạng người nữa. 

Quyền lực nào có chỉ định 3 ngành khác nhau là công an, ngân hàng, tòa án cùng tấn công vào nạn nhân một cách đồng bộ như vậy? Đó chỉ có thể là người có quyền lực lớn nhất. Có lẽ là anh Lê Đình Công và Lê Đình Chức đã biết ai chỉ đạo 3 ngành khác nhau bức tử họ rồi. Một khi người đó đã chỉ đạo như vậy thì có lẽ dù có viết đơn xin chính người đó ân xá cũng vô ích. Tuy nhiên, họ không viết đơn xin ân xá thì điều đó cũng có nghĩa là cái chết 100% sẽ đến với họ. Những người tốt đã hết đường sống, ghĩ mà xót xa. 

“Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì CS làm” câu nó chưa bao giờ sai. Và hôm nay, những người tốt đứng lên đấu tranh chống tham nhũng và chống lợi ích nhóm như lời kêu gọi đã phải bị dồn đến cửa tử như vậy. Đằng sau cái miệng đã kêu gọi có vẻ thanh cao ấy là cả một bộ răng nanh của quỷ dữ. Khiếp!

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://thanhnien.vn/thoi-su/chong-chay-chuc-chay-quyen-loi-ich-nhom-1222438.html

https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/tong-bi-thu-lam-truong-ban-chi-dao-phong-chong-tham-nhung-201205150548718.htm

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51148461

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dongtam-appeal-trial-14-laywers-demand-clarification-of-descripancies-03072021083951.html

https://www.youtube.com/watch?v=haM320uObNw

https://www.sbtn.tv/hai-con-trai-cua-cu-le-dinh-kinh-khong-xin-an-xa/


BÀN TAY VẤY MÁU CỦA 2 ĐCS Ở MYANMAR


Để triển khai dự án Vành đai Con đường thì năm 2017, Trung Cộng cho triển khai hàng loạt dự án con tại các nước mà Trung Cộng đã có thỏa thuận, trong đó có Myanmar và Việt Nam. Tại Myanmar, dự án đó mang tên Hành lang kinh tế Trung Quốc - Myanmar (CMEC). Mục đích dự án là tạo con đường vận chuyển thông suốt từ Vịnh Bengal đến tỉnh Vân Nam. Còn tại Việt Nam Trung Cộng thực hiện dự án có tên “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” và 3 Đặc khu Kinh tế.

Hai dự án triển khai ở hai nước, tuy nhiên chỉ suông sẻ ở Việt Nam, còn ở Myanmar thì không. Được biết, đến năm 2019, Việt Nam công khai tuyên bố ủng hộ dự án Vành đai Con đường của Trung Cộng trên báo chí. Việt Nam khác Myanmar vì ĐCS Việt Nam chỉ biết quyền lợi của nó và không xem ý kiến của dân ra gì cả, bất chấp sự lên án dư luận ĐCS cho xúc tiến mọi dự án kết nối. 

Khác Việt Nam, tại Myanmar, chính quyền bà Aung San Suu Kyi bị áp lực bởi người dân nên bà đã cho đóng băng dự án CMEC. Để gỡ rối, ngày 1/9/2020, Tập Cận Bình cử Dương Khiết Trì  - Ủy viên Quốc vụ viện sang gặp bà Aung San Suu Kyi. Tuy nhiên sau khi gặp bế tắc vẫn hoàn bế tắc vì bà Aung San Suu Kyi chọn đứng về phía dân không đứng về lợi ích nhóm, trong đó có quân đội Myanamar. Để giải quyết bế tắc thì vào tháng 1/2021 Tập Cận Bình cử ông Ngoại trưởng  Vương Nghị sang Myanamar gặp tướng Min Aung Hlaing. Đó là những gì đã diễn ra trước cuộc đảo chính quân sự.

Từ sau ngày đảo chính là những cuộc biểu tình không dứt của người dân Myanmar. Tới nay cuộc biểu tình đã diễn ra 50 ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại, điều đó cho thấy kết quả bầu cử tháng 11/2020 mang lại chiến thắng cho đảng NLD của bà Aung Sang Suu Kyi là chiến thắng thật chứ không phải là gian lận. Đến bây giờ, chính quyền quân đội Myanmar vẫn bất chấp tất cả để giữ lấy quyền lực.

Điều đáng nói là những biện pháp sau đảo chính của phía quân đội Myanmar đã áp dụng là rập khuôn toàn bộ những gì mà chính quyền CS thường làm: thứ nhất là cắt internet, thứ gì là đề xuất luật an ninh mạng kiểu Việt Nam và Trung Quốc đã áp dụng; chặn truyền thông đưa tin; dùng kênh Myawaddy TV của quân đội bóp méo sự thật bao che cho tội ác quân đội, và cuối cùng là sẵn sàng xả súng vào dân. Nói chung phương pháp đối phó biểu tình của Quân đội Myanmar là những biện pháp y hệt như CS đã áp dụng tại Tàu và tại Việt Nam. Rất có thể Trung Cộng đã cho xuất khẩu phương pháp kiểm soát biểu tình của họ sang Myanmar.

Cho đến nay, chính quyền Min Aung Hlaing đã giết trên 300 mạng người. Có thể nói đó là tội ác tột cùng. Ấy vậy mà phía phía chính quyền CS Việt Nam cũng hùa theo Bắc Kinh ủng hộ chính quyền sát nhân tại Myanmar. Nếu nói Trung Cộng giúp Min Aung Hlaing một cách kín đáo thì Việt Cộng giúp công khai. Thông qua công ty Mytel, Việt Cộng đã giúp Min Aung Hlaing bóp nghẹt internet ngăn chặn faccebook và áp dụng Luật An Ninh Mạng đồng thời phát tán những trò vu khống, bịa đặt và bóp méo ựu thật của phía chính quyền quân sự Myanmar nhắm vào dân họ.

Hẳn nhiều người còn nhớ, sau khi cho CSCĐ xả súng giết hại cụ Kình thì chính quyền CS Việt Nam đã ra tay cướp tiền phúng điếu mà mọi người khắp nơi chuyển cho gia đình cụ thông qua tài khoản Vietcombank của chị Nguyễn Thúy Hạnh?!  Không biết phía Việt Cộng có xuất khẩu phương pháp này sang Myanmar hay không, nhưng hiện nay chính quyền sát nhân ở Myanmar đã áp dụng mô hình y hệt như vậy nhưng với quy mô lớn hơn nhiều.

Theo báo Nikkei Asian thì hiện nay chính quyền sát nhân ở Myanmar đang kiểm soát Ngân hàng Trung ương Myanmar, bắt  các giám đốc ngân hàng thương mại phải thực hiện việc chiếm giữ các khoản tiền gửi của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế. Mục đích là vừa để trả thù vừa chặt đứt nguồn lực hỗ trợ tài chính cho các tổ chức dân sự nước này. Nói chung, chính quyền sát nhân Myanmar áp dụng rất tốt bài học chính quyền CS Việt Nam đã dạy. Đã giết người còn cướp tiền của họ, là thứ mà chỉ có CS mới dám làm và chính quyền quân sự ở Myanmar lại làm được.

Được biết ngày 9/3 Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra tuyên bố chung "quan ngại sâu sắc" về các sự kiện ở Myanmar và lên án bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa, thì trong đó có 4 nước phản đối Liên Hiệp Quốc bênh vực cho phe sát nhân ở Myanmar, Việt Cộng và Trung Cộng là 2 trong 4 nước đó. Đấy chỉ là bề nổi, còn phần chìm bên trong là cả Việt Cộng và Trung Cộng đã cấu kết với quân đội Myanmar từ lâu. Bàn tay hai ĐCS ở Châu Á này đã vấy máu dân Myanmar.
 
Rất có thể cái kết xấu cho bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD là bởi họ dám nói không với Trung Cộng để ngã về dân. Vậy thì câu hỏi đặt ra là, đứng giữa ý dân và yêu sách của quan thầy Trung Cộng thì ĐCS Việt Nam sẽ chọn bên nào? Chắc chắn là chiều ý quan thầy. Và đó là lý do tại sao ngày 28/3 tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt văn kiện Đại hội XIII, ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói “Tiếp tục nghiên cứu luật Đặc khu” để dọn đường mời tàu vào làm chủ. 

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
http://vnll.com.vn/vi/quan-viet-trung-hai-hanh-lang-mot-vanh-dai-kinh-te-ket-noi-hieu-qua-voi-mot-vanh-dai-mot-con-duong/

https://tuoitre.vn/viet-nam-ung-ho-vanh-dai-con-duong-cung-co-loi-20190427093754177.htm

https://www.bbc.com/vietnamese/world-55903780

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51148461

https://www.voatiengviet.com/a/hon-90-nguoi-bi-giet-o-myanmar-trong-ngay-bieu-tinh-dam-mau-kinh-hoang/5830711.htm

https://asia.nikkei.com/Opinion/After-50-days-in-power-Myanmar-s-junta-is-flailing-desperately

https://thanhnien.vn/thoi-su/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-tiep-tuc-nghien-cuu-luat-dac-khu-1360367.html


LÝ THUYẾT “KẺ NGỐC HƠN”, VÀ HIỆN TƯỢNG BỊ DẮT MŨI BỞI HỘI CHỨNG FOMO


Một có khỉ cầm một thỏi vàng và săm soi trước mặt bạn. Tự nhiên nó kích thích lòng tham, bạn vồ tay chộp lấy thỏi vàng nhưng con khỉ đã nhảy lên cây. Vì sợ bỏ lỡ cơ hội làm giàu bạn lao theo con khỉ cũng trèo lên cây. Cứ như thế bạn quên mình và rượt đuổi con khỉ. Khỉ đến A, bạn leo đến A. Khi bạn leo đến A thì con khỉ lại leo đến B. Và khi bạn leo đến B thì con khỉ lại leo đến C. Và cứ thế, con khỉ đã dẫn bạn đến ngọn cây. Khi ngọn cây quằng xuống, bạn mới chịu nhìn xuống thì thấy mình đang ở đỉnh quá nguy hiểm. Thế là buông tay và bạn té gãy tay vì leo theo con khỉ hòng giật lấy thỏi vàng ấy.

Đó là một hình ảnh khác về lý thuyết kẻ ngốc hơn (Greater Fool Theory). Lý thuyết này được mô tả như sau: Dựa vào tâm lý kỳ vọng tăng giá anh thứ nhất sẵn sàng bỏ tiền ra mua một món hàng được định giá cao hơn thực tế (tức kẻ ngốc đầu tiên). Cũng với tâm lý đó, anh thứ nhì bỏ tiền cao hơn giá anh thứ nhất đã mua để mua lại món hàng với kỳ vọng bán lại giá cao hơn để kiếm lời (tức anh ngốc thứ nhì ngốc hơn anh ngốc thứ nhất). Và cứ như vậy, người sau nhìn người trước mua đi bán lại món hàng đó và cũng kiếm lời. Vô tình chung qua nhiều lần trao tay, món hàng ấy đẩy giá lên gấm 10 lần, thậm chí 100 lần giá trị gốc. Và đến khi anh ngốc cuối cùng nhận ra, mình đã bỏ ra số tiền quá lớn để sở hữu món hàng có giá trị thật rất thấp. Thế là sinh ra tâm lý hoảng, và cứ thế giá món hàng càng trao tay càng mất giá và nó rơi xuống một trạng thái đáy. Và cứ thế, tiền chuyển từ túi người lỗ sau khi giá lao dốc sang túi người kiếm lời khi giá lên dốc. Nó là canh bạc.

Đó là bản chất của chuỗi tâm lý người chơi chứng khoán. Vì sao chứng khoán nó có biên độ giao động cực lớn? Ví dụ cổ phiếu của Gamestop từ giá trị 6USD/cổ phiếu có thể bị đẩy giá lên đến 483 USD/cổ phiếu, tức tăng đến hơn 80 lần? Vì đơn giản giá leo thang là bởi tâm lý. Được biết, công ty Gamestop là công ty sắp phá sản, giá trị thật của cổ phiếu công ty này gần như bằng zero nhưng nó bị đẩy lên hơn 80 lần. Đó là ví dụ.

Xét về giá trị đồng tiền. Với USD chưa bao giờ giá trị USD mà tăng hay giảm đến 10% giá trị. Nó dao động cực ít, lúc đỉnh thì mỗi ngày tăng hay giảm 1% đã là giao động quá lớn rồi. Và sự tăng hay giảm này không liên tục mà nó chỉ kéo dài thời rất ngắn rồi trở lại trạng thái ban đầu của nó thôi. Tại sao đồng tiền không dao động nhiều (ở đây không xét đồng tiền trong bão lạm phát mà chỉ xét mức biến động thông thường)? Vì đơn giản, giá trị đồng tiền được bảo chứng bởi tài sản thật mà quốc gia đó làm ra. Ví dụ đơn giản thế này, tổng giá trị hàng hóa nước Mỹ làm ra là 10 cái bánh kem, trong khi đó nước Mỹ in ra 5 đô. Thì đồng tiền đô được định giá là 1 đô = 2 bánh kem. Nghĩa là sao? Nghĩa là đồng tiền được tổng sản lượng hàng hóa quốc gia đó định giá nên nó không thể dao động nhiều nếu không xảy ra việc bung tiền quá trớn hay khủng hoảng làm nền sản xuất sụt giảm sản lượng. Nói tóm lại, đồng tiền mỗi quốc gia nó được neo chặt vào GDP quốc gia đó nên không bao giờ nó dao động lớn. Đấy mới gọi là tiền đúng về bản chất.

Như vậy cổ phiếu được định giá bằng tâm lý người chơi, đồng tiền được định giá bằng giá trị cả nền kinh tế. Như vậy Bitcon và Pi có phải là tiền? Không! Nó không phải là tiền mà nó mang bản chất như một loại chứng khoán. Sẽ rất ít công ty dùng tiền ảo trong trao đổi hàng hóa vì nó quá rủi ro. Tuy nhiên hiện nay Elon Musk đang châm ngòi lửa cho phong trào dùng tiền ảo mua hàng thì hãy chờ xem, phản ứng xã hội thế nào? Tuy nhiên, có thể dự đoán, những chủ doanh nghiệp không thích mạo hiểm khó mà theo được. 

Trong lý thuyết “Kẻ Ngốc Hơn” ấy. Để xuất hiện được “kẻ ngốc hơn” thì bắt buộc trong những con người đó phải có sẵn tâm lý “Sợ Mất Cơ Hội” hay “Hệu ứng FOMO”, Tiếng Anh gọi là “Fear of Missing Out”. Vậy hiệu ứng FOMO là gì? Hiệu ứng FOMO được định nghĩa lần đầu tiên vào năm 2004 bởi nhà đầu tư mạo hiểm người Mỹ Patrick James McGinnis. Hiệu ứng này được sinh ra bởi 3 yếu tố: thứ nhất là nỗi sợ hãi, thứ nhì là lòng tham;  và thứ ba là tâm lý so sánh. Khi thấy người khác mua đi bán lại món hàng đó và có tiền lời bỏ túi dễ dàng. Thì người thứ hai sợ mất cơ hội và cứ như thế họ làm theo. Và nhờ đó nó tạo thành hiệu ứng domino toàn xã hội làm theo sự thành công của người trước đó.

Hiện nay những nhóm sáng lập ra Pi network đã biết dựa vào tâm lý FOMO với sự nâng giá chóng mặt của Bitcoin và từ đó đưa ra hứa hẹn. Tuy nhiên điều đáng nói là người chơi Pi đào sản phẩm này rất đơn giản chứ không như đào Bitcoin. Nghĩa là Bitcoin dù sao nó cũng tích lũy một giá trị lớn lao động hoặc tiền của (đầu tư máy đào rất tốn kém và ngốn năng lượng điện năng rất lớn) trong đó, còn Pi thì không. Hiện nay giá trị Pi vẫn là zero nhưng nhóm sáng lập Pi network lợi dụng tâm lý FOMO đã dắt mũi được số lượng người đào ngày một tăng lên. Tiền cho người chơi đâu chưa thấy, nhưng điều trước mắt dễ thấy nhất là nhóm sáng lập đã thu thập thông tin dữ liệu hàng chục triệu người chơi, và đây là một big data rất có giá trị và nhóm sáng lập có thể bán cho các doanh nghiệp quản cáo để kiếm bộn tiền. Còn giá trị Pi có được như hứa hẹn không thì.... hên xui.

Chuyện Pi có thành Bitcoin hay không thì không có gì đảm bảo cả. Theo mô hình như vậy chưa chắc gì thành công như vậy vì đơn giản Pinetwork là kẻ đến sau. Hãy xem facebook đã thành công ra sao, tuy nhiên Facebook thành công không có nghĩa là mạng Mind, mạng SafeChat, hay Lotus vv... thành công. Trong lĩnh vực kinh doanh, kẻ bắt chước bao giờ cũng có cơ hội thấp hơn nhiều so với người tiên phong, đó là quy luật muôn đời. Khi thêm một cùng một loại chất tan vào dung dịch thì nó sẽ xảy ra hiện tượng bão hòa, nghĩa là càng về sau cơ hội chất tan được tan vào dung dịch là rất thấp. Đấy là nguyên lý đơn giản mà tôi có thể hiểu được. Tuy nhiên, dù khả năng Pi thành Bitcoin là rất rất thấp nhưng cũng mong rằng Pi xuất hiện lúc này chưa phải là lúc “bão hòa”. Hy vọng những người đào Pi có chút may mắn để người chơi khỏi thất vọng vì bị hội chứng FOMO dắt mũi. Mong may mắn với các fan Pi, tuy rằng bản thân tôi không chơi dù được mời bởi rất rất nhiều người.

-Đỗ Ngà- 


NHỮNG ĐẠI DỰ ÁN HÀNG CHỤC TỶ ĐÔ, BCT MUỐN ĐẨY VIỆT NAM DÍNH BẪY NỢ?


Hiện nay chính quyền CS đang cần 1,2 triệu tỷ để xây dựng giao thông trong 10 năm tới, tức tương đương khoảng 52,1 tỷ đô la. Ấy là chưa kể 20 tỷ đô cho đường sắt cao tốc. Như vậy trong 10 năm tới, chính quyền CS cần 72,1 tỷ đô la cho xây dựng hạ tầng.

Nguồn vốn 72,1 tỷ đô có thể chia làm 2 loại: loại dùng tiền nội tệ và loại dùng ngoại tệ. Thông thường những công trình lớn như nhà ga hàng không hay sân bay và những cảng biển lớn thì thường là đấu thầu quốc tế vì ít có doanh nghiệp trong nước nào đủ khả năng. Còn dự án đường sắt cao tốc thì chắc chắn là mời thầu quốc tế. Như vậy thì dự án sân bay Long Thành 16 tỷ đô và đường sắt cao tốc 20 tỷ đô là phải thanh toán bằng ngoại tệ. Những dự án khác có thể là dùng nội tệ nếu đấu thầu trong nước.

Như vậy có thể trong 10 năm tới ĐCS chi cho xây dựng hạ tầng 36,1 tỷ đô bằng tiền nội tệ. Trung bình mỗi năm chính quyền cần phải có khoản tiền Việt Nam đồng tương đương với 3,61 tỷ đô. Được biết ngân sách cho bộ GTVT năm 2021 là 60,785 ngàn tỷ đồng, tương đương 2,6 tỷ đô. Như vậy để đủ xây dựng hạ tầng bằng nội tệ, chính quyền CS phải huy động vốn trong dân tương đương 1 tỷ đô/năm tức tương đương 23 ngàn tỷ đồng/năm. Việc huy động nội tệ tương đương 1 tỷ đô mỗi năm là trong tầm tay của chính quyền CS, thậm chí 2 tỷ đô/năm cũng trong tầm tay. 

Tuy nhiên, với khoản tiền 36 tỷ đô trong 10 năm phải thanh toán bằng ngoại tệ thì buộc chính quyền CS phải huy động được lượng ngoại tệ này là một bài toán khó. Chính quyền CS sẽ làm gì để có 36 tỷ đô cho 2 đại dự án đó? Hoặc là xuất ngoại tệ từ kho dự trữ ra thanh toán, hoặc vay quốc tế. Xuất đô la từ dự trữ là điều không thể, vì lượng đô la trong kho dự trữ ngân hàng nhà nước dùng để phòng rủi ro cho nền kinh tế, không ai lại tùy tiện xuất ra để xây dựng hạ tầng cả. Như vậy khả năng là vay quốc tế, nhưng vay bằng cách nào?

Liệu vay ODA có được không? Câu trả lời là không. Bởi vì từ năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Và kết quả là các quốc gia viện trợ ODA đã thực hiện lộ trình cắt giảm loại hình cho vay này với Việt Nầm và đến năm 2017 thì Việt Nam hết vay ODA. Và hiện nay các dự án hạ tầng thanh toán bằng tiền Việt Nam chính phủ huy động vốn trong dân. Hầu hết những khoản vay ODA hiện tại là những cam kết vay trước năm 2017. Được biết năm 2020, tổng vốn ODA được giải ngân là 40 ngàn tỷ đồng (tương đương 1,74 tỷ đô) nhưng năm 2021 sẽ không được như thế. Được biết từ năm 2022 trở đi, Việt Nam bắt đầu trả nợ vay ODA  đáo hạn ít nhất 1 tỷ đô/năm. Như vậy không thể bố trí nguồn ODA cho 2 đại dự án nói trên vì không thể vay được nữa.

Liệu có phát hành trái phiếu quốc tế không? Được biết đến nay chính phủ Việt Nam đã phát hành trái phiếu quốc tế 4 lần với loại kỳ hạn 10 năm: Lần thứ nhất là năm 2004 huy động 750 triệu đô; lần thứ nhì năm 2010 huy động 1 tỷ đô; lần thứ ba phát hành vào năm 2014 huy động 1 tỷ đô; lần thứ tư là năm 2015 -2016 huy động 3 tỷ đô. Và cho đến nay, nhà nước CS Việt Nam chưa huy động vốn quốc tế theo cách này thêm một lần nào nữa. Với tốc độ huy động vốn bằng phát hành trái phiếu quốc tế chưa tới 1 tỷ đô/năm (tính trung bình) thì có thể nói nguồn vay này chưa đủ trả nợ đáo hạn khoản vay ODA đáo hạn thì lấy gì xây dựng 2 đại dự án kia?

Nếu vay thương mại thì rất khó để vay được 36 tỷ đô trong 10 năm, như vậy để xây dựng 2 đại dự án Sân Bay Long Thành và Đường Sắt Cao Tốc thì chỉ có thể vay bẫy nợ của Trung Cộng là khả thi nhất. Đại dự án đường sắt cao tốc kém hiệu quả kinh tế, vậy mà bộ Chính Trị vẫn quyết tâm làm bất chấp tất cả. Khả năng rất cao là Bộ Chính Trị đã bị áp lực từ Trung Cộng mà đã quyết xây bằng được dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam để đưa Việt Nam vào bẫy nợ. Cái bẫy nợ Trung Cộng đang giăng sẵn và BCT thì cứ đẩy Việt Nam vào. Đó là những gì mà ĐCS đang "lo cho nước" đấy.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://cafef.vn/12-trieu-ty-dong-lam-giao-thong-10-nam-toi-nan-de-20210327071553144.chn

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/sieu-du-an-san-bay-long-thanh-hon-16-ty-usd-cham-tien-do-20201016143400480.htm

https://vietnambiz.vn/de-xuat-dau-tu-duong-sat-toc-do-cao-ha-noi-vinh-tp-hcm-nha-trang-20-ty-usd-20210319120203261.htm

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-129-2020-QH14-2020-phan-bo-ngan-sach-trung-uong-nam-2021-458357.aspx

http://tapchinganhang.gov.vn/viet-nam-truoc-tac-dong-cua-suy-giam-von-oda.htm

https://tuoitre.vn/oda-cham-het-lam-sao-day-1077811.htm

https://vietnamfinance.vn/bao-cao-cap-nhat-ve-tinh-hinh-giai-ngan-von-oda-cua-viet-nam-20180504224241585.htm

https://vietnambiz.vn/huy-dong-von-tu-trai-phieu-quoc-te-kho-hay-de-20496.htm

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/duong-sat-chat-vat-cho-von-1359813.html


NẠN LÀM XĂNG GIẢ, ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN GỐC?


Một lít xăng A95 giá 19000 đồng/lít trong đó nó phải cõng 8 khoản thuế phí bao gồm: thuế nhập khẩu 10%, thuế VAT 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế bảo vệ môi trường 4.000 đồng, chi phí định mức kinh doanh 1.050 đồng/lít, lợi nhuận định mức 300 đồng và trích quỹ bình ổn 300 đồng. Tổng các loại thuế phí là 64%, nghĩa là xăng khi nhập về nó có giá 6840 đồng/lít nhưng bán ra 19000 đồng/lít. Trong khi đó dung môi làm từ sản phẩm dầu mỏ nhập vào Việt Nam chỉ chịu 2 loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế VAT.

Giả sử như xăng là sản phẩm loại 1, và dung môi là sản phẩm loại 2 của ngành dầu mỏ. Nếu nhà nước tính thuế cho 2 loại này thấp như nhau thì giá bán của 2 loại không chiênh lệch nhau nhiều. Khi giá của 2 loại tương đương mà trộn loại 2 vào loại 1 để làm xăng giả thì người ta kiếm lợi nhuận ít nhưng lại phải đối mặt với nguy cơ bị truy tố nên không dại gì họ trả giá đắt cho món lời nhỏ cả. Điều đáng nói là chính quyền CS đã đánh thuế vào sản phẩm loại 1 quá cao mà trong khi sản phẩm loại 2 chịu thuế rất nhẹ. Vì thế họ đã đẩy giá của xăng lên quá cao so với dung môi,  điều đó có nghĩa là nếu trộn dung môi vào xăng thì bọn gian thương sẽ lời đậm. Như vậy rõ ràng chính sách thuế bất cập của nhà nước đã kích thích lòng tham của bọn gian thương.

Giả sử như dung môi có giá khoảng là 6000 đồng/lít, và xăng có giá 6840 đồng/lít thì khi trộn dung môi vào xăng người ta lời chỉ có 840 đồng/lít dung môi, tức  lợi nhuận 14%. Nếu làm xăng giả mà lợi nhuận chỉ có 14% mà lại đối mặt với án tù nặng thì thà kinh doanh xăng dầu chân chính ít lời hơn một chút mà an toàn cho bản thân thì tốt hơn. Tuy nhiên khi xăng chịu thuế nặng và bị đẩy giá lên đến 19000 đồng/lít thì nếu trộn dung môi vào làm xăng giả, bọn gian thương sẽ lời 13000 đồng/lít tức là lợi nhuận trên 200%. Vậy rõ ràng đây là một đường làm ăn hấp dẫn, giữa án tù và lợi nhuận khổng lồ bọn gian thương phải cân nhắc chứ?

Như ông tổ CS Karl Marx đã từng nói “Nếu lợi nhuận là 100%, thì người đầu tư hăng máu, nếu lợi nhuận là 200% người đầu tư không còn biết sợ là gì, nếu lợi nhuận 300% dù có bị treo cổ chúng cũng làm”. Như vậy thì khi trộn dung môi làm xăng giả chúng lợi hơn 200% thì làm gì bọn gian thương biết sợ nữa? Như vậy có thể nói chính các loại thuế phí áp vào xăng quá phi lý đẩy giá xăng lên cao là nguyên nhân gốc làm kích thích lòng tham của bọn làm xăng giả. 

Được biết để làm xăng giả, các đầu nậu phải mua dung môi là các sản phẩm trong quá trình chưng cất dầu mỏ. Loại dung môi này có chỉ số RON rất thấp (chỉ khoảng 60) nên thường người dùng nó trong các sản phẩm công nghiệp như pha trộn với sơn, sản xuất gỗ, thuộc da chứ không được dùng để tạo thành xăng dầu. Tuy nhiên loại dung môi này có giá thấp hơn xăng A95 rất nhiều không phải vì giá gốc nó thấp mà vì do thuế phí xăng dầu cao đẩy giá xăng dầu lên tạo chênh lệch rất lớn. Được biết trong xăng A95 giả chỉ có 50% là A95 thật còn lại là dung môi và chất phụ gia tạo màu.

Hiện nay chính quyền CS đã phanh phui đường dây làm giả 200 triệu lít xăng. Nghĩa là bọn gian thương trộn 100 triệu lít dung môi và phụ gia tạo màu vào 100 triệu lít xăng thật làm xăng giả. Giả sử như lợi nhuận 10000/lít dung môi thì bọn gian thương kiếm lời 1000 tỷ đồng rồi. Với lời kiểu này thì nói theo Karl Marx là “treo cổ chúng cũng làm”. Để có lời 1000 tỷ đó thì xe cộ cả xã hội hỏng hóc không ai có thể tính hết thiệt hại được.

Trong vụ làm xăng giả này tất nhiên là bọn làm giả là trách nhiệm trực tiếp rồi, nhưng nguyên nhân sâu xa của nó vẫn là do chính sách thuế bất cập của chính quyền CS. Hay nói cách khác, nạn làm giả xăng dầu là loại “sản phẩm phụ” của chính sách thuế bất cập mà chính quyền đã áp vào xăng. Thuế cao dân mất tiền là mất một, thuế cao thúc đẩy lòng tham gian thương ra tay hại dân là dân mất đến hai. Cuối cùng mọi con đường đều đổ lên đầu dân hết. 

Hầu hết nhiều người không thấy nguyên nhan sâu xa của tệ nạn làm xăng giả này. Nếu vẫn giữ mức thuế phi lí này thì bắt bọn làm giả này rồi thì cũng sẽ có bọn làm giả khác ngoi lên thôi. Không bao giờ triệt tận gốc được khi nguyên nhân gốc chưa triệt. Vì sao? Vì nạn làm xăng giả là sản phẩm phụ của chính sách thuế mà?! Chính sách thuế còn đó thì làm sao triệt hết nạn làm xăng giả đây?

Tham khảo:
https://tuoitre.vn/xang-dang-cong-64-thue-phi-20200429083452075.htm

https://easyinvoice.vn/thue-tieu-thu-dac-biet/

http://ketoantu.com/cach-tinh-thue-bao-ve-moi-truong-moi-nhat.htm

https://ictnews.vietnamnet.vn/kham-pha/xang-gia-la-gi-hang-trieu-lit-xang-gia-gay-hai-cho-o-to-xe-may-the-nao-32714.html

https://vietnamfinance.vn/duong-day-lam-gia-200-trieu-lit-xang-kham-xet-khan-cap-nhieu-cua-hang-xang-dau-20180504224251153.htm


SỰ TÀN PHÁ CỦA THỂ CHẾ KINH TẾ XHCN, BÀI HỌC VENEZUELA



Vào những năm 1970, Venezuela là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất ở Mỹ Latinh. Sự thịnh vượng nhờ hoàn toàn vào dầu mỏ. Tuy nhiên thể chế kinh tế lúc đó vẫn là kinh tế tự do, các công ty dầu mỏ là công ty tư nhân hoặc liên doanh nước ngoài. Thu nhập của người dân phần nhiều nhờ dầu mỏ và nhà nước phần lớn là thu từ thuế từ dầu mỏ. Nói tóm lại là nền kinh tế Venezuela đứng trên nền tảng dầu mỏ chứ không đứng trên nền tảng phát triển con người.

Vào thập niên 80, giá dầu giảm nền kinh tế đất nước tụt giảm nhanh chóng. Như đã giải thích trong bài viết “Vì sao đồng đô la vẫn mạnh bất chấp việc Mỹ bung đến 500 tỷ?” thì kho dự trữ ngoại tệ là một công cụ lợi hại kìm hãm lạm phát thì nguồn thu từ dầu giảm kéo theo kho dự trữ ngoại tệ không đầy mà lại vơi, cộng thêm là thiếu hụt ngân sách phải in tiền. Kết quả xuất hiện lạm phát nhưng nhà nước lại thiếu công cụ kìm hãm thế là lạm phát tăng nhanh, nền kinh tế bị thả nổi, đời sống dân Venezuela đi xuống. Được biết, năm 1990, nền lạm phát 84% và tăng trưởng GDP -8,3%. Dân hết chịu nổi.

Dựa vào lòng dân bất mãn chế độ, năm 1992, trung tá Hugo Chavez lãnh đạo một số đơn vị quân đội thực hiện cuộc đảo chính. Đảo chính làm 100 người đã thiệt mạng và Hugo Chavez bị bỏ tù và được thả 2 năm sau đó do áp lực từ quần chúng. Dựa vào mối quan hệ truyền thống giữa quân đội Venezuela và lãnh đạo cách mạng Cuba – Fidel Castro đã có từ thập niên 50, vì vậy, ngay sau khi ra tù Chavez liền đến Cuba và được ưu tiên nói chuyện trước quốc hội Cuba và Fidel Castro. Đây là giai đoạn Hugo Chavez tiêm nhiễm chủ nghĩa xã hội để sau đó về áp dụng cho Venezuela. Cả ông thầy Fidel Castro và trò Hugo Chavez đều không hiểu nền kinh tế Venezuela sụp là bởi chính quyền cho nó đứng cả 2 chân lên nền tảng dầu mỏ, họ cứ đổ cho “chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân”, trong khi đó, các nước tư bản khác thì giàu có và thịnh vượng. Cũng có ý kiến cho rằng, đây là thủ đoạn chính trị của Fidel Castro dùng để xúi Hugo Chavez làm cách mạng để sau đó Cuba được hưởng viện trợ dầu mỏ. Giữa cái dốt và cái thủ đoạn thì không biết Fidel Castro thuộc sở hữu cái nào? Có thể ông ta sở hữu cả hai.

Năm 1998, mang trong mình lá bài xã hội chủ nghĩa Cuba, Hugo Chavez tranh cử với lời hứa mạnh miệng về phúc lợi cho người nghèo và ông thắng cử. Đây là cơ hội để ông ta cho áp dụng kinh tế xã hội chủ nghĩa kiểu Cuba ở Venezuela. Ông ta cho quốc hữu hóa ngành dầu mỏ, mục đích là để nhà nước vét hết thu nhập của của ngành này chứ không phải chỉ thu nhập từ thuế như chính quyền thời thập niên 70. Hugo Chavez chỉ là tướng võ biền, ông ta không hề nhận ra điểm yếu chết người của nền kinh tế Venezuela là chính quyền cũ đã đặt cả 2 chân của nền kinh tế lên ngành dầu mỏ thay vì chỉ đặt một chân lên đó và chân còn lại đặt trên nền tảng phát triển con người làm nòng cốt như Na Uy đã làm. Sự ngu dốt đó trước sau gì cũng phải trả giá.

May cho Hugo Chavez là thời ông ta nắm quyền dầu mỏ lên giá. Mặc dù khi quốc hữu hóa, Hugo Chavez lấy ngành công nghiệp dầu mỏ từ tay những nhà quản lý giỏi và kinh nghiệm nhiều giao cho những tay chân thiếu kinh nghiệm phụ trách các nhà máy lọc dầu. Kết quả gây ra nhiều vụ hỏa hoạn và tai nạn chết người. Kết quả là sản lượng giảm đến 25% so với trước đó. Tuy sản lượng giảm nhưng giá dầu tăng cao, mà ngành dầu thuộc 100% nhà nước nên lợi tức đều rót vào túi nhà nước. Nhờ đó, Hugo Chavez thực hiện phúc lợi cho người nghèo như giáo dục miễn phí, ý tế miễn phí, cợ cấp lương thực miễn phí vv.. nói chung các khoản trợ cấp khác chẳng khác nào nước giàu. Tuy nhiên nước giàu nền kinh tế đứng trên nền tảng chất lượng nguồn nhân lực, còn Venezuela thời Hugo Chavez là làm phúc lợi bằng dầu mỏ. Vậy nên nếu dầu mỏ mất giá thì phúc lợi sẽ không còn. 

Để trả công cho người đã “mang ánh sáng chân lý” cho mình, từ năm 2000, Hugo Chavez thỏa thuận với Castro là Venezuela sẽ gửi khoảng 100.000 thùng dầu mỗi ngày cho Cuba. Đổi lại, các bác sĩ Cuba đã thành lập các phòng khám cho người nghèo - cơ sở chính trị của Chavez - tại các khu vực bị áp bức nhất của Venezuela, và hàng nghìn người Venezuela đã đến Havana miễn phí để điều trị y tế mọi thứ, từ đục thủy tinh thể đến vết thương do đạn bắn. Sau trao đổi này Hugo Chavez đã kéo Cuba khỏi vực sâu của cuộc khủng hoảng kinh tế bằng một lượng xăng dầu hào phóng. Còn người dân Venezuela thì tung hô Hugo Chavez như ông thánh, là “tổng thống của người nghèo” vv...

Tuy nhiên, sự thịnh vượng dầu mỏ của Venezuela sớm nở thì cũng chóng tàn. Từ năm 2008 giá dầu thế giới lao dốc không phanh kéo theo mọi sự thịnh vượng giả tạo của Venezuela đều tan thành mây khói. Đất nước này lại một lần nữa rơi vào khủng hoảng nhưng tồi tệ hơn thập niên 80 của thế kỉ trước rất nhiều, bởi đơn giản nền kinh tế dầu mỏ lúc trước là kinh tế tư nhân nên người ta đối phó hiệu quả hơn với khủng hoảng. Còn hiện tại nắm dầu mỏ quốc doanh toàn là những quan chức tham nhũng bất tài nên sản lượng đã kém, giá lại còn thấp mà thất thoát lại rất lớn. Vì thế Venezuela rơi vào tình trạng người dân bán con như thời Chị Dậu ở Việt Nam, dân thì đi bới rác tìn đồ ăn vv... Tuy sự xuống dốc đến chạm đáy như thế nhưng chế độ XHCN của Hugo Chavez thì vẫn còn vì nó dùng họng súng giữ ghế. 

Ngày 23/3/2021 trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có bài viết “Chấm dứt độc quyền nhà nước có giúp ngành dầu mỏ Venezuela hồi sinh?” đã cho biết, ông tổng thống Nicolás Maduro cho biết sẽ cải cách luật về dầu mỏ để cho phép ‘các mô hình kinh doanh mới’, báo hiệu Venezuela có thể chấm dứt tình trạng độc quyền dầu mỏ. Đã quá muộn, từ năm 2010 cho đến nay là 11 năm, đất nước này đã tan nát và không còn khả năng gượng dậy vì bị nhiễm tư tưởng độc hại của Fidel Castro. Đất nước Venezuela giờ như là cơ thể “sống đời sống thực vật”, vậy lấy lại sức khỏe cho nó thì phải bắt đầu từ đâu đây? Bế tắc thôi! Đấy! XHCN nó đến đâu là tàn phá đến đó, Việt Nam cũng thế không khác được.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://www.foxnews.com/world/how-socialism-turned-venezuela-from-the-wealthiest-country-in-south-america-into-an-economic-basket-case

https://freedomwire.com/venezuela-socialism-failed/

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51686808

https://edition.cnn.com/2019/02/02/americas/venezuela-cuba-history-oil/index.html

https://www.thesaigontimes.vn/314776/cham-dut-doc-quyen-nha-nuoc-co-giup-nganh-dau-mo-venezuela-hoi-sinh.html


ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC VÀ SỰ LỘNG HÀNH CỦA EVN


Ngày 23/3 trên báo VNEconomy có bài viết "Khả năng EVN sẽ phải tăng giá điện bán lẻ", với lí do họ đưa ra rất chung chung là “bù vào chi phí đầu vào tăng”. Thực hư chuyện chi phí đầu vào thế nào thì không ai rõ, chỉ biết biết EVN thông báo chung chung như vậy. Điều đáng nói là hiện nay EVN độc quyền ra giá mua đối với các nhà máy điện thì các nhà máy điện dễ tăng giá được với EVN sao?. 

Theo ước tính của Bộ Công Thương, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam sẽ vượt nguồn cung khoảng 6,6 tỷ kWh vào năm 2021 và 11,8 tỷ kWh năm 2022. Nghĩa là sự thiếu hụt điện ngày một tăng. Như vậy thì rõ ràng điện không đủ cung cấp nhu cầu ngày một tăng của xã hội. Điện thì hụt mà EVN đòi tăng giá thì đấy không phải là trò con buôn là trò gì? Ai gây ra thiếu hụt điện? EVN. Và ai đòi tăng giá điện? Cũng EVN. Tạo thiếu hụt cũng nó mà tăng giá bán cũng nó. Vậy là kinh doanh bất lương rồi còn gì? Tại sao? Tại sao? Và tại sao? Tại vì “độc quyền”.

Đứng trước nguy cơ thiếu hụt điện EVN có 2 cách làm: Cách tích cực là tăng đầu tư ngành điện để đáp ứng nhu cầu xã hội; Cách tiêu cực là tăng giá để cho dân bớt xài điện lại. Mà như ta biết, sự phát triển của xã hội nó gắn nhu cầu tiêu thụ điện. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu dùng điện càng cao. Như vậy là dùng cách tăng giá điện để hạn chế nhu cầu dùng là hạ sách, nó kéo xã hộ chậm phát triển hơn. EVN đã chọn cách tiêu cực để đối phó với sự thiếu hụt.

Ngày 30/12/2020 trên báo CafeF có bài viết “Xã hội hóa truyền tải điện (P1): Vì sao lưới không "cõng" nổi nguồn?”, trong đó có dẫn lời ông  GS. TS Bùi Huy Phùng, Chủ tịch Hội đồng khoa học Hiệp hội năng lượng Việt Nam rằng, tỷ lệ đầu tư giữa nguồn điện và lưới điện phụ thuộc vào địa hình của từng quốc gia, nhưng tối thiểu đầu tư cho lưới điện chiếm 40%, có nhiều quốc gia là 50% tổng đầu tư điện lực. Có nghĩa là 1 đồng đầu tư cho nguồn điện thì cũng phải có 1 đồng đầu tư cho lưới điện. Thế nhưng thực tế, các quy hoạch điện của Việt Nam chỉ xấp xỉ 32-35%, tức hiện ngành truyền tải điện Việt Nam đang thiếu hụt cỡ 20 đến 30% so với nhu cầu.

Như vậy rõ ràng EVN đã đầu tư lưới điện không đủ tải hết công suất của các nhà máy. Và nguyên nhân điện thiếu là bởi hệ thống truyền tải chỉ mang được bao nhiêu đó tới người tiêu dùng thôi nhu cầu người dân nếu có tăng lên thì lưới điện cũng tải không đủ, thiếu ráng chịu. Không biết EVN có chủ ý bóp đầu tư truyền tải để tăng giá hay không mà sao năm nào cũng để đất nước xảy ra hiện tượng thiếu điện rồi lấy cớ tăng giá? Mà khi tăng giá thì liệu EVN có đầu tư cho truyền tải để mang hết công t nhà máy đến giao cho người tiêu dùng để chặn tình trạng thiếu điện hay không, hay là có tiền để nhàn rỗi chơi? 

Ngày 27/2020 trên báo Lao Động có bài viết “Để hơn 115.000 tỉ đồng “nhàn rỗi”, EVN có đang lãng phí nguồn lực tài chính?”. Trong bài này người ta đặt câu hỏi về số tiền 115.000 tỷ đồng tương đương 5 tỷ USD mà EVN không chịu đầu tư mà cũng không chịu mang ra trả nợ. Hiện EVN đang nợ 398.000 tỉ đồng tương đương 17,3 tỷ đô. Được biết, trong 10 năm tới, EVN cần đầu tư 13 tỷ đô cho truyền tải điện thì mới  giải quyết tình trạng thiếu hụt của lưới điện hiện nay. Vậy câu hỏi đặt ra là EVN đang nợ 17,3 tỷ đô, thế và trong túi có dư 5 tỷ đô nhưng không trả nợ cũng không đầu tư thì mục đích của EVN là gì? Rõ ràng qua đây ai cũng thấy, EVN cố tình quản lý tài chính lòng vòng, rối rắm. Có lẽ là họ cố tình làm thế để tạo kẻ hở cho các quan chức thò vòi vào túi tiền hút vào bụng làm giàu, chỉ có thể giải thích bằng cách như vậy thôi. 

Ngày 9/11/2019 trên báo Tuổi trẻ có bài viết “Từ 2021, mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu hàng tỉ kWh điện” đã dẫn lời ông Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh rằng “do trong nội dung của Luật đầu tư và Luật điện lực có quy định Nhà nước độc quyền trong truyền tải điện, nên không thể chủ động để đa dạng hóa được mô hình đầu tư trong các hệ thống truyền tải điện nhằm nâng cao năng lực giải tỏa công suất”. Một thứ quy định quái đản dẫn tới sự lộng hành của EVN.

Đấy! Nguyên nhân là đấy, là ưu tiên độc quyền cho đứa con cưng EVN để rồi nó dùng đặc quyền đó bóp cổ xã hội tạo khan hiếm điện để tăng giá. Dù là đứa con ăn hại này nó làm hãm đà tăng trưởng kinh tế đất nước, dù đứa con này tạo ra núi nợ khủng, dù đứa con vặt lông vịt toàn dân thì nó vẫn là con cưng của đảng, 100 triệu dân kia là gì mà bì được? Không bao giờ.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://vietstock.vn/2021/01/goc-nhin-dau-tu-2021-nganh-dien-ky-1-582-817866.htm

https://nld.com.vn/kinh-te/13-ti-usd-phat-trien-nguon-va-luoi-dien-20200928215230036.htm

https://cafef.vn/xa-hoi-hoa-truyen-tai-dien-p1-vi-sao-luoi-khong-cong-noi-nguon-20201203144119339.chn

https://laodong.vn/kinh-te/de-hon-115000-ti-dong-nhan-roi-evn-co-dang-lang-phi-nguon-luc-tai-chinh-815480.ldo

https://tuoitre.vn/tu-2021-moi-nam-viet-nam-se-thieu-hang-ti-kwh-dien-20191109084941987.htm


Cần phải biết:

NGHI THỨC QUỲ MỘT CHÂN VÀ Ý NGHĨA
Đỗ Ngà

Quỳ một chân nó nguồn gốc từ tôn giáo. Nghi thức này được cho là xuất phát từ Hội Tam Điểm từ thế kỷ thứ 14. Thời đó người của hội này dùng nghi thức quỳ một chân bên thi thể hay ngôi mộ người đã khuất để tỏ lòng kính trọng, tỏ lòng thương xót, và cả thể hiện tôn vinh. Quỳ một chân nó hoàn toàn không có ý nghĩa đầu lụy, xin xỏ, khẩn cầu như hành động quỳ hai chân. 

Hình ảnh quỳ một chân nó xâm nhập vào quân đội từ sau đệ nhị thế chiến. Nghi thức này nó hiện diện trong cả quân đội khối dân chủ lẫn khối CS. Thông thường để tỏ lòng trung thành trước lí tưởng mà đại diện là lá cờ, người quân nhân quỳ một chân trước lá cờ như là lời thề cho lòng trung thành. Trước 1975, các sĩ quan Đà Lạt khi làm lễ tốt nghiệp họ cũng thực hiện nghi thức quỳ một chân như thế. Trong quân đội, để tôn vinh và tưởng nhớ những người lính và bạn bè đã ngã xuống người lính cũng dùng nghi thức quỳ một chân. Nói chung, nghi thức quỳ một chân nó đã vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo từ rất lâu.

Quỳ một chân nó vừa là nghi thức trong quân đội, nó vừa là ngôn ngữ cơ thể thay cho lời nói. Vì thế, hành động quỳ một chân nó thể hiện tính kiên nhẫn, không hạ mình nhưng cũng không đe dọa. Đó là thông điệp mà đã biến ngôn ngữ cơ thể này vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo và xâm nhập cả vào thể thao và bây giờ là các phong trào xã hội.

Ngày 1 tháng 2 năm 1965 tại Selma, bang Alabama, Tiến sĩ – mục sư Martin Luther King Jr, dẫn đầu một nhóm người da đen đã dùy một chân tại nơi này. Mục đích là để để  gởi thái độ nhẫn nhịn ôn hòa tới chính quyền Johnson. Mục đích của ông King là “chúng phản đối nhưng chúng tôi ôn hòa”, chỉ thế thôi. Vì thế cảnh sát không đụng đến họ, tuy nhiên khi họ đứng lên diễu hành đến tòa án Quận Dallas đòi quyền đăng ký cử tri cho người da đen thì họ bị cảnh sát bắt đến 250 người. Từ việc sử dụng ngôn ngữ quỳ một chân tỏ thái độ phản đối ôn hòa, sau đó hành động này được xã hội hiểu rằng, đây là một thái độ phản đối ôn hòa của người biểu tình, mà đặc biệt là vấn đề phân biệt chủng tộc với người da đen.

Hành động quỳ một chân xâm nhập vào thể thao được ghi nhận là vào thập đầu tiên vào năm 1968. Tại Thế vận hội Mexico năm 1968, Tommie Smith và John Carlos đã chào cờ bằng nghi thức quỳ một chân để phản đối nạn phân biệt chủng tộc trong thể thao. Ngày 26 tháng 8 năm 2016, cầu thủ bóng rổ nhà nghề Mỹ Colin Kaepernick ngồi trên băng ghế dự bị khi hát quốc ca Hoa Kỳ để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát và phân biệt chủng tộc trong một trận đấu trước mùa giải. Kaepernick nói:"Tôi sẽ không đứng lên để thể hiện niềm tự hào về một lá cờ cho một đất nước đàn áp người da đen và người da màu". Tuy nhiên sau đó Nate Boyer, một cựu quân nhân và cựu cầu thủ của Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia (NFL), đã khuyên Kaepernick nên quỳ gối vì anh ấy nghĩ rằng điều đó là “tôn trọng” hơn. Thế là sau đó Kaepernick chuyển từ ngồi sang quỳ một chân vào ngày 1 tháng 9 năm 2016, thu hút sự chú ý của giới truyền thông Mỹ.

Đó là những gì mà hành động quỳ một chân nó đại diện. Vì thế hành động quỳ một chân của ông Biden là mang ý nghĩa tôn trọng, nhẫn nhịn và không đe dọa. Ông Biden là một chính trị gia lão luyện , chính ông đã dùng ngôn ngữ của chính tượng đài dân quyền cho người da đen - Martin Luther King Jr để hạ nhiệt sức nóng của cuộc biểu tình bạo loạn của người da đen, thì điều đó cho thấy Joe Biden là cao thủ như thế nào?! Qua hành động “quỳ một chân ấy” cộng với cách hành xử rất thâm trầm với bầu cử, ông Joe Biden để Donald Trump tự vu cáo rồi tự làm mất uy tín rồi phải rời Nhà Trắng trong ê chề nhục nhã thì đủ đấy ông Joe Biden là một chính trị gia tầm cỡ. Ông dùng vũ khí đối phương đánh đối phương, phải nói rất cao thủ.

Thực tế thì nhiều người Việt đã không hiểu ý nghĩa ngôn ngữ cơ thể này đã đánh đồng hình thức “quỳ một chân” với “quỳ hai chân” vì cũng đều là “quỳ” để rồi xỉ vả ông ta một cách không tiếc lời. Đấy là điều đáng tiếc, đó thực sự không phải ông Biden “hèn” mà là vì chúng ta đã thiếu kiến thức về ngôn ngữ ấy. Nếu là không biết, thì bây giờ nên tìm hiểu cho biết, vì một thứ ngôn ngữ cơ thể nó đã trở thành phổ biến mà chúng ta lại bịt tai không chịu nghe thì sau này ta lặp lại sai lầm cười chê “tổng thống quỳ” vừa qua. Hành động ấy, càng ngày càng biến ta thành nhố nhăng hợm hĩnh mà thôi. 

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://www.ourmilitary.com/take-a-knee-military-meaning/

https://www.thesun.co.uk/news/11771451/take-a-knee-meaning-history-blm/

https://time.com/4955717/trump-protests-mlk-martin-luther-king-kneeling/


TẠO VÙNG XÁM VÀ MỤC ĐÍCH GIAN TÀ



Vùng xám là vùng mờ ảo không nhận diện rõ đối tượng. Đó là cách tạo vấn đề mà người ta thiếu điều kiện chứng minh rõ ràng. Những vùng thuộc chủ quyền Việt Nam thì Tàu tạo thành vùng tranh chấp, vùng tranh chấp thì Tàu khẳng định là vùng rõ ràng thuộc Tàu. Đó là chiến thuật “vùng xám” mà Tàu Cộng rất ưa dùng để gặm nhấm chủ quyền Việt Nam.

ĐCS Việt Nam cũng tạo ra vùng xám, nhưng không phải để mở rộng chủ quyền quốc gia như Tàu đang làm mà là để đối phó với dân. Để che giấu những gì xấu xa mà họ đang làm. “Tình hữu nghị”, 16 Chữ vàng, 4 Tốt” hay “Hiệp Ước Thành Đô” vv.. là những vùng xám mà ĐCS đang tạo ra để che mắt dân. Cái gọi là “tình hữu nghị” nó được ĐCS giải thích là “hợp tác đôi bên cùng có lợi”, nhưng người dân thì gọi nó là “một loại quan hệ chủ tớ”. 

Mỗi khi có hiện tượng “hữu nghị” bất thường, dân thì thấy ĐCS đang cúi đầu thờ giặc, còn ĐCS thì giải thích rằng “đó là sự hợp tác giữ 2 đảng, 2 nhà nước”. Và chính bức màn che đó, nó làm cho người dân không đủ bằng chứng để buộc tội ĐCS. Nhờ đó mà ĐCS dù quỳ gối trước ngoại bang nhưng họ luôn có cách giải thích theo cái lí của họ. 

Tranh cãi về một sự kiện màu xám thì không đến đâu cả. Mỗi bên có lý riêng của mình. Người dân nói “hội nghị Thành Đô là Hội Nghị bán nước”, đảng hỏi lại “Nội dung đâu? Chứng minh xem?” thế là dân cứng họng, vì nội dung nó được giữ bí mật.  Nếu dân cố chứng minh rằng: “Tôi thấy, từ sau Hội Nghị Thành Đô, Việt Nam phụ thuộc Tàu hơn. Điều đó chứng minh Hội Nghị Thành Đô là Hội Nghị bán nước”, Vậy khi đảng hỏi lại: “Làm sao biết sự phụ thuộc ấy là do những quy định trong Hiệp Định đã ký kết tại Thành Đô?”. Thế là dân cứng họng, tuy nhiên dân vẫn không tin nội dung của hiệp định đã ký tại Thành Đô năm 1990 là có lợi cho Việt Nam. 

Đấy! Hiệp Định đã ký tại Hội Nghị Thành Đô là vùng xám, dân vẫn khăng khăng cho là ĐCS bán nước nhưng thiếu cơ sở chứng minh rõ ràng. Còn ĐCS, dựa vào vùng xám đó chối bay chối biến điều họ làm. Ai tin đảng thì nghĩ theo những gì đảng thanh minh, còn ai quá hiểu CS thì tin là ĐCS bán nước thờ giặc. Thế thôi.

Nếu không có internet thì mãi mãi dân không biết về công hàm bán nước của ông Phạm Văn Đồng đã ký bán 2 quần đảo cho Tàu. Và nếu dân không tiếp xúc đủ 2 văn bản gồm: Bản tuyên bố ngày 4/9/1959 của phía Trung Quốc khẳng định Hoàng – Trường Sa thuộc chủ quyền của Tàu và Công Hàm thừa nhận bản tuyên bố đó của Phạm Văn Đồng sau đó 10 ngày thì người ta sẽ không hiểu hết bản vấn đề. Mà không hiểu hết bản chất vấn đề thì đó chính là một loại vùng xám trong nhận thức mà ĐCS lợi dụng điều đó để chối bỏ hành động bán nước của lãnh đạo đảng thế hệ đầu.

Hiện nay phía tuyên giáo CS vẫn cố chối hành động bán nước của ông Đồng bằng cách hỏi rằng: “Trong Công hàm đó đâu có nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc? Đâu? Đâu? Đâu? Từ nào nói như thế đâu?”. Nếu người dân nào không tiếp cận được bản tuyên bố ngày 4/9/159 của Tàu là sẽ bí lời và họ sẽ thấy rằng, bên Tuyên Giáo “phản biện thuyết phục”. Đấy là những gì dân hiểu biết chưa tới đã bị tuyên giáo lợi dụng. Với CS thì họ rất nhiều thủ đoạn. Thực tế là Ban tuyên giáo đã lợi dụng vùng xám trong nhận thức của dân để chối bỏ hành động bán nước của họ mà thôi. Vậy nên đến bây giờ, nhiều người vẫn tin công hàm Phạm Văn Đồng không phải là văn tự bán nước.

Đã là vùng xám thì ắt thiếu dữ liệu để khẳng định. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận một điều, nếu anh không có tà tâm thì không bao giờ anh cố tạo vùng xám trong hành động của anh cả. Vậy nên, nếu gặp vùng xám, hãy xem ai tạo ra vùng xám ấy? Người nào cố tạo ra vùng xám thì ắt kẻ đó đang âm mưu làm điều xấu. Thế thôi. 

-Đỗ Ngà-


PHẠM MINH CHÍNH: DỰ ÁN, MỐI QUAN HỆ VÀ SỰ NGHIỆP



Để chuẩn bị cho việc xúc tiến Đặc khu kinh tế Vân Đồn, ngày 26/7/2007 ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 120/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế hoạt động Khu Kinh Tế Công Nghiệp Vân Đồn, đấy là bước chuẩn bị đầu tiên. Tiếp theo là ngày 18/2/2009, cũng ông Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030, đấy là bước thiết kế sơ bộ. Đến tháng 1/2013, cũng ông Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định bổ sung khu kinh tế được đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2015, đây là bước phân bổ vốn đầu tư.

Qua 3 bước thực hiện trên, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dọn đường để đặc khu kinh tế Vân Đồn được khởi động. Quyết định có rồi, bản thiết kế có rồi, phân bổ vốn có rồi, giờ chỉ còn chọn người để thực hiện dự án. Sau khi vào trung ương đảng vào ngày 18/1/2011 thì ông Phạm Minh Chính được ông Nguyễn Tấn Dũng đề xuất lên Bộ Chính Trị bổ về làm bí thư tỉnh Quảng Ninh để triển khai dự án Đặc khu kinh tế Vân Đồn. Đến ngày 8/8/2011, ông Phạm Minh Chính nhận quyết định của Bộ Chính Trị cho thôi chức thứ trưởng Bộ Công An để nhậm chức bí thư tỉnh Quảng Ninh.

Khi nhậm chức mới, ông Phạm Minh Chính cho khởi động việc nghiên cứu đề án Đặc Khu Kinh Tế Vân Đồn ngay. Đến năm 2013 thì ông đã kết nối được với bà Giáo sư, Tiến sĩ Đào Nhất Đào - Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc, cũng chính là kiến trúc sư trưởng của chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình sang Việt Nam hỗ trợ nghiên cứu và triển khai dự án. 

Sau khi kết nối với Trung Quốc và khởi động và cài số cho dự án chạy ổn định thì năm 2015 ông Phạm Minh Chính được Bộ Chính Trị gọi về Trung Ương để chuẩn bị nhận chức mới. Đến ngày 5/2/2016, tại đại hội XII, ông Chính được vào Bộ Chính Trị và nhận chức Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương. Một chức vụ nắm quyền sắp xếp nhân sự cho đảng. Với chức vụ này, rất có thể  ông Chính cũng phân bổ người của mình vào các vị trí ngon ăn để tạo vây cánh về sau.

Ngày 14/11/2016, bất ngờ ông đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam - Hồng Tiểu Dũng đến “chào xã giao” Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương - Phạm Minh Chính. Một đại sứ thì nhiệm vụ là chỉ có thể gặp và làm việc phía Bộ Ngoại Giao Việt Nam hay gặp chủ tịch nước và có thể là gặp chào xã giao thủ tướng và chủ tịch quốc hội thôi. Chức đại sứ là một chức thuộc bên nhà nước chứ không phải bên đảng, vậy mà ông đại sứ lại đến “chào xã giao” một người ở bên đảng như Phạm Minh Chính thì đó là dấu hiệu bất thường. Nó không đúng với chức năng của một đại sứ. Theo giới am tường, thì tuy nói là “chào xã giao” nhưng thực chất là ông đại sứ này đến gọi Phạm Minh Chính sang Tàu có việc cần. 

Sau đó, từ ngày 11 đến ngày 15/12/2016, ông Phạm Minh Chính cùng một đoàn tùy tùng sang Trung Quốc thăm và làm việc 5 ngày. Thời gian thăm và ở lại như thế được cho là rất lâu. Nội dung làm việc thì nhiều, có lẽ là có cả bí mật và công khai. Phần công khai thì báo chí chỉ cho biết chung chung như: Tăng cường hợp tác 2 Bộ Chính Trị; thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư cân bằng; Tạo mối quan hệ vững chắc cho quan hệ lâu dài giữa hai đảng, hai nước. 

Ngày 20/1/2018, ông Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định bổ nhiệm ông Phạm Minh Chính làm Phó Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng đặc khu kinh tế Việt Nam(trưởng ban là ông Nguyễn Xuân Phúc). Được biết, chủ trương xây dựng Đặc Khu là của Bộ Chính Trị, triển khai xây dựng đặc khu là thẩm quyền của Chính Phủ. Và Chính phủ mới giao cho chính quyền tỉnh thực hiện như ông Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho Phạm Minh Chính khi ông là bí thư tỉnh Quảng Ninh vậy. Như vậy là năm 2018, ông Chính đã được đứng 2 chân 2 nơi khác nhau: một chân trong Ban Bí thư với chức trưởng ban tổ chức; một chân ở Chính Phủ với chức phó Ban chỉ đạo xây dựng đặc khu kinh tế Việt Nam.

Đại hội XIII, ông Chính từ ban bí thư tạt ngang qua chính phủ và hất văng Nguyễn Xuân Phúc để chiếm ghế thủ tướng. Khi bạn tạt ngang thì vốn đã thất thế so với thế đâm thẳng, ấy vậy mà Chính vẫn còn đủ lực thổi bay ông Phúc ra khỏi ghế thì đủ thấy nội lực ông Chính mạnh như thế nào?! Ông Chính đi lên là nhờ dự án Vân Đồn và có mối quan hệ mờ ám với Bắc Kinh thì chỉ cần xâu chuỗi sự việc là đã thấy. 

Được biết ngày 18/3 vừa qua, báo chí thông báo ông Phạm Minh Chính “ứng cử đại phiểu quốc hội khối chính phủ”, thì ngay ngày 19/3 báo chí cho giật tít “Đề xuất đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh, TP HCM - Nha Trang 20 tỷ USD”. Được biết dự án đường sắt cao tốc này sẽ do Chính phủ khóa XIII sắp được bầu triển khai. Chắc chắn với vai trò thủ tướng, ông Phạm Minh Chính sẽ nắm quyền sinh quyền sát dự án này. Như vậy, nếu Phạm Minh Chính không bật đèn xanh thì báo nào dám nói?! Khi triển khai, Phạm Minh Chính sẽ giao cho Bộ GTVT của Nguyễn Văn Thể chịu trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu quốc tế. 

Dự án Vân Đồn đã đưa Phạm Minh Chính thân thiện hơn với Bắc Kinh, dự án đó giúp Phạm Minh Chính gầy dựng sự nghiệp chính trị. Vậy thì tại sao Phạm Minh Chính không dùng dự án Đường Sắt Cao Tốc Bắc Nam này thắt chặt hơn mối quan hệ với Bắc Kinh để tiến tới việc thay Nguyễn Phú Trọng thành thế lực mạnh nhất trong ĐCS? Được biết, dự án Đường Sắt Cao Tốc Bắc Nam nối Hà Nội với Lào Cai và kết nối với ga Bắc Hà Khẩu ở Trung Quốc. 

Thực chất, dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam cùng với 3 dự án đặc khu là mắt xích trong đại dự án “Vành đai – Con đường” của Tập, dự án mà do bà Đào Nhất Đạo thai nghén và nuôi lớn nó cho Tập Cận Bình. Vậy thì tại sao Phạm Minh Chính không bắt tay với bà Đào Nhất Đào (Tao Yitao) một lần nữa triển khai dự án ở mức độ quy mô hơn? Liệu cơ hội lớn cho bản thân như thế, ông Phạm Minh Chính có ngó lơ? Hãy chờ xem!

-Đỗ Ngà-

Tham Khảo:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-120-2007-QD-TTg-thanh-lap-Quy-che-hoat-dong-cua-Khu-kinh-te-Van-Don-tinh-Quang-Ninh-53885.aspx

https://vov.vn/chinh-tri/ong-pham-minh-chinh-tiep-dai-su-trung-quoc-tai-viet-nam-569271.vov

https://baoquocte.vn/truong-ban-to-chuc-trung-uong-pham-minh-chinh-tham-trung-quoc-40744.html

https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/kinh-te-dau-tu/thu-tuong-lam-truong-ban-chi-dao-xay-dung-dac-khu-kinh-te-3431638.html

https://vietnambiz.vn/de-xuat-dau-tu-duong-sat-toc-do-cao-ha-noi-vinh-tp-hcm-nha-trang-20-ty-usd-20210319120203261.htm

http://www.ccsezr.org.cn/index.php?m=content&c=index&a=show&catid=46&id=107


MỸ THIẾT LẬP SỨC MẠNH CHO ĐỒNG USD VÀ CHIẾN LƯỢC LẬT ĐỔ USD CỦA TÀU


Để đưa đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền mạnh nhất thế giới như hiện nay thì nước Mỹ đã thực hiện 3 chiến lược quan trọng, rất có tính toán. Những chiến lược đó như sau: 

Chiến lược thứ nhất là năm 1944, Mỹ tập hợp các nền kinh tế lớn gồm  Mỹ , Canada , Tây Âu, Úc , và Nhật gặp nhau tại khách sạn Mount Washington ở Bretton Woods, bang New Hampshire, Hoa Kỳ để tham dự Hội nghị Tài chính và Tiền tệ Liên hợp quốc. Lúc đó, các quốc gia này đã  ký với nhau một thỏa thuận được gọi là hiệp định Bretton Woods. Trong hiệp định này có quy định 2 điều vô cùng quan trọng đối với đồng đô la Mỹ: Thứ nhất là quy định đô la Mỹ là đồng tiền duy nhất được đổi lấy vàng đối với chính phủ nước ngoài, với các đồng tiền còn lại sẽ cố định biên tỷ giá với đô la Mỹ; Thứ nhì là việc phát hành đồng đô la phải có bảo chứng bằng vàng trong kho dự trữ, nghĩa là Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ - FED muốn in tiền thì phải mua vàng cất vào kho để bảo chứng cho giá trị đồng USD luôn đúng với tỷ giá 35 USD/ounce. Chế độ này người ta gọi là chế độ Bản Vị Vàng (Gold Standard).

Như vậy hiệp định Bretton Woods đã đưa đồng USD lên vai trò thống trị trên thế giới, và nó cũng trở thành đồng tiền chính để các quốc gia khác dự trữ ngoại tệ phòng rủi ro. Từ đó nhu cầu đô la trên toàn thế giới tăng lên vì nhu cầu dự trữ ngoại tệ các quốc gia luôn tăng theo GDP. Tuy nhiên chế độ Bản Vị Vàng cũng đã làm chính phủ Hoa Kỳ và Cục Dự Trữ Liên Bang - FED như bị trói chân. Vì sao? Vì khi gặp khủng hoảng, FED rất khó in tiền bung ra kích cầu nền kinh tế nên việc ra chính sách tiền tệ kìm hãm đà khủng hoảng không hiệu quả. Nếu muốn in bao nhiêu tiền, FED phải mua bấy nhiêu vàng tống vào kho dự trữ theo đúng tỷ giá 35 USD/ounce. Chính vì vậy mà từ năm 1968 chính quyền Nixon đã ngấm đòn vì sự ràng buộc phi lí đó.  Đến năm 1971, tổng thống Nixon chính thức bãi bỏ chế độ Bản Vị Vàng, như vậy xem như hệ thống Bretton Woods sụp đổ. Tuy hệ thống Bretton Woods sụp đổ nhưng vị thế của đồng USD đã đã thiết lập, USD trở thành đồng tiền được sử dụng phổ biến nhất thế giới.

Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ, chính quyền Mỹ biết rằng, họ cần lập nên hệ thống mới thay thế hệ thống Bretton Woods trước đó để nâng thêm sức mạnh cho đồng USD hay chí ít là giữ nguyên sức mạnh hiện có cho đồng tiền này. Vì thế, năm 1974, Tổng thống Richard Nixon đã giao cho Bộ trưởng Ngân khố William Simon đàm phán và kí thỏa thuận với  Ả rập Saudi là nước chỉ nhận thanh thóa tiền mua dầu của các quốc gia khác bằng đồng USD, đổi lại quốc gia này được hải quân Mỹ đóng ở vịnh Aden bảo vệ. Thỏa thuận này cũng giúp kho dự trữ ngoại tệ của Ả rập Saudi có nhiều USD để phòng rủi ro cho nền kinh tế. Người ta gọi thỏa thuận này gọi là hệ thống Petrodollar hay Tiêu Chuẩn Dầu. Từ đó, đồng USD trở thành đồng tiền huyết mạch lưu thông song hành cùng với sự buôn bán dầu mỏ của quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới này. Mà đã lưu thông song hành cùng dầu mỏ thì hầu như không quốc gia nào mà không giao dịch đồng USD, chỉ điều là giao dịch ít hay nhiều mà thôi. Đó là chiến lược thứ nhì của Mỹ thay thế sự hết thời của hệ thống Bretton Woods nâng sức mạnh cho đồng USD.

Để củng cố thêm sức mạnh cho đồng USD, Mỹ đã đưa ra chiến lược thứ ba. Đó là vào năm 1970, Mỹ cho thành lập Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu -SWIFT (The Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). Mục đích là giúp cho nhu cầu lưu thông ngoại tệ (mà chủ yếu là đồng USD) thông suốt trên toàn thế giới. Hiện nay tổ chức này có 11.000 ngân hàng thành viên trải rộng trên 200 quốc gia trên khắp thế giới. Ngân hàng nào muốn tham gia giao dịch ngoại tệ quốc tế thì phải đăng kí thành viên hội này và mỗi ngân hàng nhận một mã riêng để tham gia hệ thống chuyển khoản liên ngân hàng quốc tế, người ta gọi là mã SWIFT hay mã BICS. Để dễ hiểu thì có thể ví SWIFT như là hệ thống xa lộ, còn các ngân hàng thành viên là những trạm nghỉ chân trên xa lộ ấy, và ngoại tệ (chủ yếu là USD) là xe cộ lưu thông. Hệ thống này trong tay Mỹ nên một khi Mỹ muốn cấm vận quốc gia nào thì họ cho chặn đường dẫn ngoại tệ đến quốc gia đó thì lập tức quốc gia đó sẽ bị cô lập hoàn toàn với hệ thống giao dịch quốc tế và vì thế chặn đứng ngành ngoại thương của quốc gia đó. Ngoài hệ thống SWIFT, Mỹ còn nắm trong tay Hệ Thống Thanh Toán Bù Trừ Liên Ngân Hàng Quốc Tế– CHIPS (Clearing House Interbank Payment System). Cả SWIFT và CHIPS là 2 hệ thống xa lộ chính, những hệ thống khác chỉ là những con đường mòn, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong giao dịch quốc tế. Đồng tiền nào muốn lật đổ đồng USD, thì phải lật đổ 2 hệ thống xa lộ vĩ đại này trước đã. Chuyện này khó còn hơn lên trời hái sao.

Như đã nói ở bài “Vì sao đồng đô la vẫn mạnh bất chấp việc Mỹ bung 5000 tỷ?” thì để lật đổ đồng USD, Tập Cận Bình đã lôi kéo Nga và một số nước khác lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu - AIIB, với số vốn ban đầu là 100 tỷ đô la để tạo sân chơi cho đồng Yuan Tàu. Ý họ là muốn  AIIB sẽ lật đổ “hệ thống xa lộ” SWIFT và CHIPS của Mỹ nhưng họ đã thất bại. Tuy nhiên, Tập không phải là vừa, ông ta đang cho Ngân Hàng Trung Ương Tàu (Bank of China) thử nghiệm đồng tiền điện tử. Mục đích là họ muốn đi trước Mỹ nhằm chiếm lĩnh thị trường giao dịch tiền điện tử như Mỹ đã thực hiện 3 chiến lược lớn để đưa USD thành đồng tiền có sức mạnh toàn cầu như hiện nay. Nói chung Tàu rất tham mọng.

Ngày 19/3, tờ Nikkei Asian cho biết, Ngân Hàng Trung Ương Tàu (Bank of China) đang bắt đầu thử nghiệm giao dịch đồng tiện tử của họ, mục đích là để mồi cho đồng tiền này được lan tỏa và trở nên phổ biến. Được biết, đồng Yuan điện tử đang trong giai đoạn thử nghiệm tựa như đồng Picoin mà người Việt Nam đang tham gia. Thực chất là họ đang gầy dựng thói quen tiêu dùng bằng tiền điện tử cho người dân Tàu. Sau khi bước đầu đã thành công, hệ thống ngân hàng thương mại của Tàu sẽ vào cuộc và điều khiển sự lưu thông đồng tiền này. Nói chung là rất triển vọng.

Cho tới bây giờ, đồng Bitcoin hay các đồng tiền điện tử khác nó đang được giao dịch giống như là cổ phiếu của thị trường chứng khoán hơn là đồng tiền thật sự. Vì sao? Vì giá trị của nó trồi sụt thất thường theo tin đồn và nhu cầu chứ nó không được bảo chứng bởi thứ hàng hóa nào cả. Chính vì điều đó, ai buôn bán Bitcoin thì chấp nhận rủi ro như cổ phiếu. Yếu tố không ổn định này chắc chắn đồng Bitcoin không bao giờ thay thế được đồng USD trên thị trường ngoại hối, trên thị trường tiền tệ, và trên thị  trường hàng hóa. Không tập đoàn tỷ đô nào dám nhận Bitcoin khi bán lượng hàng hóa hàng tỷ đô cả. Đồng tiền mà giá trị của nó không được bảo chứng, nếu họ nhận, ngày mai nó rớt giá 30% hay 50% thì công sức lao động, lợi nhuận công ty, tài sản công ty đi tong chỉ vì dùng Bitcoin sao? Sẽ không bao giờ có chuyện Bitcoin thay thế USD để điều khiển sự lưu thông hàng hóa quốc tế được. Vì lí do đó, nếu đồng Yuan ra đời thì các đồng Coin kia khó mà có chỗ đứng. Đấy là viễn cảnh mà có lẽ Bank of China ắt nhận ra.

Hiện nay tổng giá trị của Bitcoin là 1000 tỷ USD, nghe như lớn, nhưng nếu đồng Yuan điện tử Tàu thay thế đồng tiền giấy của họ thì lúc đó tổng giá trị đồng Yuan điện tử giao dịch là 14000 tỷ USD (bằng GDP Tàu), trong khi đó nó ổn định hơn Bitcoin vì giá trị của nó được bảo chứng bởi tổng giá trị hàng hóa nước Tàu làm ra thì nó đủ sức đè bẹp Bitcoin hay đồng tiền điện tử khác. Đấy là viễn cảnh đồng tiền Yuan điện tử, ra trước rất là lợi thế. Hiện nay chưa thấy FED động tĩnh gì về vấn đề này, nhưng có lẽ FED không thể ngó lơ được. Người Mỹ thường không ồn ào, nhưng về đích trước tiên như Vaccine vậy, Putin tuyên bố thật sớm nhưng Mỹ lại có trước và họ lại sẽ là nước đầu tiên dập tắt hoàn toàn Covid. Và trong vấn đề đồng tiền điện tử cũng vậy, nếu Tàu có thành công về ý đồ đưa đồng Yuan điện tử thành đồng tiền giao dịch chính thì họ cũng khó mà soán ngôi đồng USD được. Bởi dù cho đồng tiền điện tử, nó cũng phải chạy trên “hệ thống xa lộ có sẵn” mà Mỹ đã tạo ra. Việc lật đổ đồng USD không dễ chút nào. Nếu đồng Yuan điện tử và đồng USD điện tử mà ra đời thì những đồng tiền kỹ thuật số hiện nay cũng đến hồi cáo chung thôi. Tuy nhiên đấy chỉ là phán đoán, thực tế thì vẫn phải chờ xem?!

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://asia.nikkei.com/Business/Markets/Currencies/China-s-digital-yuan-ambitions-face-a-bubble-tea-test


ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC, VÌ LỢI ÍCH KINH TẾ HAY VÌ MƯU ĐỒ CHÍNH TRỊ?


Đường sắt cao tốc là những dự án vô cùng tốn kém, nó xuất hiện ở Nhật và Pháp khoảng 40 đến 50 năm trước. Tuy nhiên những quốc gia đó họ vừa là nước vừa làm chủ công nghệ vừa là nước giàu. Nước làm chủ công nghệ có ưu điểm gì? Nếu làm chủ công nghệ thì tiền đầu tư từ nhà nước sẽ chảy vào túi doanh nghiệp nước họ, nghĩa là tiền đầu tư khổng lồ ấy không chảy ra ngoài nước. Vậy còn nước giàu thì có lợi thế gì? Là nước nước giàu nên người dân sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn mua vé cho loại phương tiện này, nhờ đó khoản đầu tư khổng lồ ấy mới có khả năng hồi vốn. 

Được biết, dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là vấn đề tranh cãi mà ĐCS đưa ra từ 2010, thời đó dự án 56 tỷ đô chiếm đến 50% GDP. Tuy nhiên Việt Nam không phải là nước làm chủ công nghệ, và Việt Nam cũng không phải là nước giàu. Vì vậy khi đầu tư một khoản tiền vô cùng lớn như thế thì nó mang lại rủi ro rất cao mà ai cũng có thể nhìn ra. Không cần phân tích chi nhiều, chỉ cần xem kết quả kinh doanh của tổng công ty đường sắt Việt Nam thì biết. Được biết, năm 2019, tổng công ty đường sắt Việt Nam ngửa tay xin nhà nước 2500 tỷ, và năm 2020 lại lỗ 1400 tỷ đồng. Năm 2020 họ đổ thừa Covid, vậy chứ năm 2019 thì vì nguyên nhân gì?!

Đấy, đường sắt thông thường không cần bỏ tiền đầu tư nhiều vì nó là hệ thống có sẵn, vậy mà còn lỗ thì với đường sắt cao tốc bán vé với giá trên trời thì ai đi? Và bao giờ thu hồi vốn? Vậy nên việc đầu tư đến 56 tỷ đô nó chỉ mang ý nghĩa phục vụ mưu đồ chính trị chứ chẳng mang lại lợi ích kinh tế nào cả. Khi giải ngân gói đầu tư khổng lồ ấy, nó sẽ là miếng mồi để các nhóm lợi ích gặm nhấm thì việc họ quyết lãng phí 56 tỷ đô của đất nước là điều dễ hiểu. Tuy nhiên đây chưa phải là lý do duy nhất, mà có thể nó còn lí do mờ ám khác.

Theo nghiên cứu về tính hiệu quả kinh tế của dự án đường sắt cao tốc các nước trên thế giới thì hệ thống giao thông này đang bị hàng không giá rẻ cạnh tranh trong khoảng cự li từ 200 đến 900 km. Nếu đầu tư hàng không giá rẻ thì đơn giản hơn nhiều, hạ tầng chỉ cần nâng cấp không cần xây mới quá nhiều. Và những năm gần đây nhu cầu đi lại bằng hàng không giá rẻ ở Việt Nam tăng nhanh trong khi đó người dân lại ngó lơ với phương tiện đường sắt làm năm nào tổng công ty này cũng lỗ hàng ngàn tỷ. Khi người dân không chuộng đường sắt thì ngành này không khai thác hết công suất, điều đó kéo theo họ phải tăng giá vé và tăng giá dịch vụ để giảm lỗ. Và cũng chính điều đó làm cho khách lại càng vắng. Đó là viễn cảnh cho ngành đường sắt cao tốc.

Tính kinh tế của đường sắt cao tốc đến nay vẫn là một câu hỏi to tướng cho cả nước giàu chứ nói chi đến nước nghèo?! Được biết cho đến nay, các dự án đường sắt cao tốc ở California đã bị phá vỡ vì nó phải đối mặt với chi phí tăng cao; Singapore và Malaysia cũng đầu tư tuyến đường sắt cao tốc nhưng gần đây đã bị đình trệ; Úc cũng lập dự án đường sắt cao tốc dài 1748 km nối Brisbane, Sydney, Canberra và Melbourne, trị giá khoảng 114 tỷ đô la Úc, nhưng tới nay cũng chưa đi đến đâu. 

Trung Quốc đang xây dựng hệ thống đường cao tốc, vì thị trường tỷ dân nhu cầu đi lại rất lớn, và hiện nay về trình độ công nghệ Trung Quốc cũng khá cao nên khả năng thua lỗ thấp hơn so với Việt Nam. Được biết Ả Rập Saudi, Maroc, Indonesia đang xem xét tuyến đường sắt cao tốc nối Jakarta, Bandung và Surabaya, những nước này cũng sẽ đối mặt với nguy cơ thua lỗ. 

Ngay cả nước Pháp và Nhật, khi xây dựng tuyến đường sắt, các chính trị gia cũng đã hứa với dân của họ rằng: “Dự án sẽ thúc đẩy bình đẳng khu vực và thúc đẩy phát triển khu vực”. Tuy nhiên thực tế cho thấy, mạng lưới Shinkansen của Nhật cung cấp phần lớn lực lượng lao động đến Tokyo. Nghĩa là nó không những không cân bằng phát triển vùng miền mà nó lại mất cân bằng mạnh hơn vì Tokyo hút nhân lực về nó. Khi tuyến Paris đến Rhone-Alps được đưa vào mạng lưới TGV của Pháp, người ta thống kê lượng khách đi tàu đến Paris tăng 144%, trong khi đi theo chiều ngược lại chỉ tăng 54%. Tức là ở Pháp cũng xảy ra trường hợp tương tự Nhật.

Hôm nay trên báo VietnamBiz có bài cho biết, chính quyền CS đang có dự định xây đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh và Sài Gòn - Nha Trang trị giá 20 tỷ đô la. Sau đó là các dự án khác kết nối lại để thành đường sắt cao tống từ Hà Nội kết nối Quảng Ninh và Lào cai, có lẽ hướng này sẽ kết nối với Trung Quốc. Còn Vinh thì sẽ kết nối vào Nam để hình thành tuyến co tốc chạy từ Trung Quốc đến miền tây nam bộ của Việt Nam. Chắc chắn khi xong, tổng dự án phải lên đến hàng trăm tỷ đô chứ không thể dừng lại ở 56 tỷ. Một số tiền rất lớn so với GDP Việt Nam. Bài học đội vốn, kém chất lượng, chậm tiến độ và sập bẫy nợ của dự án Cát Linh - Hà Đông còn đó. Với bộ máy chính quyền vẫn như vậy, ai dám chắc tiêu cực như thế không lặp lại?

Theo báo Dân Trí đăng ngày 5/3 thì  hàng loạt địa phương như: Hà Giang, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau, Cao Bằng và Bắc Giang... đang có đề xuất làm sân bay trong tầm nhìn dài hạn. Mà như ta biết hệ thống hàng không giá rẻ là phương tiện cạnh tranh trực tiếp với đường sắt cao tốc trong vận tải hành khách nội địa. Câu hỏi đặt ra là, tại sao chính quyền CS đang cho đầu tư cả hai hệ thống giao thông đang cướp khách của nhau? Điều này cho thấy, dự án đường sắt cao tốc mà Trung ương quyết làm cho bằng được không hề vì yếu tố kinh tế cho đất nước. Vậy câu hỏi phát sinh là, nếu không vì yếu tố kinh tế thì vì yếu tố gì? Chỉ có thể là yếu tố chính trị.

Được biết đường sắt này nố với Lào Cai để làm gì? Nối với Quảng Ninh để làm gì nếu không muốn nói là kết nối với Trung Quốc thành một tuyến thống nhất? Bỏ ra hàng trăm tỷ đô, bất chấp phản đối của nhân dân từ hơn 10 năm qua để triển khai dự án kết nối với Trung Quốc mà bất chấp luôn lợi ích kinh tế. Vậy xây để làm gì? Chẳng lẽ chỉ để thống nhất Nam – Bắc?!

-Đỗ Ngà- 

Tham khảo:
https://vietnamfinance.vn/tong-cong-ty-duong-sat-viet-nam-du-kien-lo-gan-1400-ty-dong-trong-nam-2020-20180504224240256.htm

https://vietnamfinance.vn/nghich-ly-nganh-duong-sat-viet-nam-ngua-tay-di-an-xin-den-bao-gio-20180504224227942.htm

https://www.intheblack.com/articles/2015/09/01/bullet-trains-and-the-economics-of-high-speed-railways

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/ba-pham-chi-lan-khong-the-moc-tua-tua-san-bay-ma-khong-tinh-hieu-qua-20210305155512982.htm

https://vietnambiz.vn/de-xuat-dau-tu-duong-sat-toc-do-cao-ha-noi-vinh-tp-hcm-nha-trang-20-ty-usd-20210319120203261.htm

dong-moi-nam-tra-no-trung-quoc-khoang-650-ty-20180122162846335.htm

VỞ KỊCH “CON SINH TRƯỚC CHA” VÀ TRÒ PHÁ TIỀN DÂN


Dân tộc này có tuổi đời khoảng bốn ngàn tuổi nhưng có thằng cha già chỉ mới 131 tuổi. Từ 4 ngàn năm qua, dân tộc này vẫn thuận thiên, vẫn theo luật trời thì ông nội sinh ra cha, rồi cha sinh ra con chứ chưa bao giờ có điều ngược lại. Người dân Việt lâu nay vẫn gọi “quê cha đất tổ” chứ chưa bao giờ có chuyện “quê cha đất tổ” lại thành con của ai cả. Thế nhưng, đến thời CS về thì nó bắt ông lão Dân Tộc 4 ngàn tuổi phải chui ngược vô bụng của thằng cha nào đấy và bắt dân tộc chui  ra để được đẻ một lần nữa. Thật sự từ khi có CS, dân tộc này bất hạnh.

Tất nhiên chuyện con sinh ra trước cha là vở kịch chứ làm gì đó là sự thật được? Chuyện ông già 4 ngàn tuổi bị ép gọi chú nhóc 131 tuổi là cha thì nói cho cùng, nó chẳng khác nào ông lão râu tóc bạc phơ bị ép phải gọi đứa trẻ sơ sinh là cha vậy. Nó hoàn trái nghịch luân thường đạo lý, trái với tự nhiên. Ở cái đất nước này, những gì trái với luân thường đạo lý trái với tự nhiên thì CS lại thích làm. Mục đích của CS là đảo lộn xã hội để dễ cai trị mà!

Ở đất nước 100 triệu dân, CS coi con số 100 triệu là con số zero. Vở kịch “con sinh ra trước cha” cứ được CS diễn đi diễn lại để test độ “thuần phục” của dân tộc này như thế nào mà thôi. Nói chung cách làm của CS nó tựa như và trò “Chỉ hưu nói ngựa” của Triệu Cao thời Tần Thủy Hoàng vậy. Triệu Cao dùng trò này để test sự phục tùng của đám bá quan trong triều, thì nay CS cũng lặp đi lặp lại trò này để test sự phục tùng của 100 triệu dân Việt. Việt Nam đang là thời hưng thịnh của bọn gian tà.

Ngày 15/3, trên tờ Vnexpress có cho biết, ngày 5/4 mới bầu tân thủ tướng. Nghĩa là từ ngày 5/4 trở đi ông Phạm Minh Chính mới là thủ tướng, còn bây giờ thì ông Chính vẫn còn đang là Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương thuộc Ban Bí Thư. Ấy vậy mà hôm nay, tờ báo Vnexpress cho biết ngày 18/4, ông Phạm Minh Chính ứng cử đại biểu quốc hội đại diện cho khối chính phủ. Ôi trời ơi! Ông Chính chưa vào chính phủ mà đại diện cho khối chính phủ là sao?! Hay thế nhỉ? Lại vở kịch “con sinh trước cha” phiên bản bầu cử quốc hội được dựng lên. Thật sự dân tộc này đang bị CS xem như một “kẻ thiểu năng”, nghĩ mà nhục!

Được biết, để diễn vở kịch “con sinh trước cha” này thì ở kì bầu cử Quốc hội khóa XIII năm 2011 thì trung ương quẳng cho 700 tỷ đồng, thế là đủ. Để diễn lại vở kịch này ở kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV năm 2016 thì Trung ương quẳng cho cục tiền 3.600 tỷ đồng nhưng cũng hết sạch. Tức là sau 5 năm, bọn thợ diễn nó gặm thêm 4 phần nữa. Kinh khủng! Nhưng có vẻ như việc tăng thêm tiền ấy vẫn chưa làm bọn thợ diễn đã thèm?!

Rút kinh nghiệm, có ăn vụn thì phải che đậy chứ không thể show ra như thế để “đám dân đen nó thấy nó chửi”, thế là năm nay họ làm khác, làm kín kẽ hơn, làm khéo léo hơn nhưng phải đảm bảo bọn thợ diễn ăn no nê hơn. Được biết ngày 23/11/2020 Bộ Tài Chính ban hành Thông tư số 102/020/TT-BTC về việc lập dự toán kinh phí bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV. Thông tư này là định mức đơn giá cho các hạng mục trong lĩnh vực tổ chức bầu cử. Và các đơn vị bầu cử dùng nó để lập dự toán rồi trình lên bộ tài chính giải ngân.

Như vậy ở 2 lần diễn kịch trước, chính quyền CS trung ương quẳng cho cục tiền, bên dưới muốn làm gì thì làm, nhưng lần này thì khác, Trung ương bảo: “ở bên dưới chúng mầy muốn làm gì thì làm, xong mang hóa đơn về tao thanh toán hết”. Nếu bạn được giao cho cục tiền muốn làm gì thì làm, thì ắt bạn sẽ tính toán để gói ghém sao cho đủ. Còn khi bạn được cho phép làm gì cũng được rồi mang hóa đơn về người khác thanh toán thì ắt bạn chi sẽ rất mát tay vì không bao giờ lo thiếu trước hụt sau. Đây chẳng khác nào trò bung tiền ra cho đám thợ diễn ăn uống ngập mặt.

Đấy! Họ diễn vở kịch “con sinh trước cha” một cách trơ trẽn rồi móc tiền dân quẳng cho bọn thợ diễn muốn đớp bao nhiêu đớp. Là người dân, bạn thấy CS họ làm thế nào? Họ có “vì dân” không, hay họ đang xem dân là con lừa?

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://vnexpress.net/quoc-hoi-du-kien-bau-tan-thu-tuong-ngay-5-4-4248684.html

https://vnexpress.net/gioi-thieu-ong-pham-minh-chinh-ung-cu-quoc-hoi-khoi-chinh-phu-4250202.html

https://vnexpress.net/chi-700-ty-dong-cho-bau-cu-quoc-hoi-hdnd-2193682.html

https://thanhnien.vn/thoi-su/de-xuat-chi-3600-ti-dong-cho-bau-cu-691522.html

https://luatvietnam.vn/tai-chinh/thong-tu-102-2020-tt-btc-kinh-phi-bau-cu-dai-bieu-quoc-hoi-khoa-xv-194804-d1.html


VÌ SAO SỰ LỪA GẠT CÓ HỆ THỐNG VẪN CỨ MỌC NHƯ NẤM Ở VIỆT NAM?


Thông thường sự sáng suốt và trung thực sẽ đi đôi với nhau, và ở thái cực bên kia thì sự ngu muội và gian trá cũng thường song hành với nhau. Xã hội nào đưa sự sáng suốt và tính trung thực thành tính phổ quát cho toàn dân xã hội đó là văn minh. Còn ngược lại, xã hội nào đưa sự ngu dốt và sự gian trá trở thành tính phổ quát thì đó là xã hội mông muội. Sự văn minh không đo bằng thước đó thu nhập đầu người mà nó đo bằng những giá trị như vừa đề cập. Tuy nhiên thực tế cho thấy, thường là quốc gia giàu có thì quốc gia đó là văn minh.

Để có sự sáng suốt thì phải có tri thức, ở đây không phải chỉ là tri thức về chuyên môn. Thứ tri thức về chuyên môn nó là giá trị tạo nên của cải vật chất cho xã hội và dùng để kiếm tiền cho bản thân, nó hoàn toàn không xây dựng nên cái văn minh cho bản thân và đóng góp cho cái văn minh của cả xã hội. Văn minh là nói về vấn đề khác, đó là giá trị tích lũy tạo nên nhân cách con người, trong đó sự sáng suốt là một trong những giá trị nền tảng. Để có sự sáng suốt, điều cốt lõi là con người phải biết chấp nhận khác biệt, biết chấp nhận sự khác biệt mới nhìn vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau từ đó có niềm tin vào sự đúng đắn. Biết chấp nhận sự khác biệt là tự trong nhân cách đã hình thành tính bao dung, đấy là một giá trị nền tảng để tạo nên một xã hội nhân bản.

Để có sự trung thực thì con người phải biết tôn trọng sự thật. Nếu lỡ sai lầm thì phải dám thừa nhận. Như vậy nếu ai tập cho bản thân biết thừa nhận sai lầm thì tự trong con người đó cũng hình thành nên sự can đảm. Nếu cả xã hội biết tôn trọng sự thật mà có lòng can đảm thì ắt dân khí của quốc gia sẽ mạnh lên. Dân khí Việt Nam trăm năm vẫn chưa mạnh là dân tộc Việt Nam đang còn thiếu những giá trị như thế.

Sự ngu muội là là tin một cách thái quá vào những điều xằng bậy. Để con người tin vào những điều xằng bậy và cố chấp theo đuổi điều xằng bậy đó thì nền tảng là không biết chấp nhận sự khác biệt. Chỉ biết nghe những lời nói mùi tai rồi tự chấp nhận nó là chân lý (đối với bản thân), và với nền tảng không chịu lắng nghe nên con người ấy trượt theo niềm tin mù quáng một cách kiên định. Không biết thôn trọng chủ nghĩa đa nguyên thì con người không biết nhìn vấn đề ở nhiều góc độ, mà không biết nhìn ở nhiều góc độ thì họ không thể tìm ra sự thật. Nếu toàn xã hội mà theo một khuôn mẫu giáo dục như vậy thì xã ấy rất dễ bị dắt mũi bởi những trò lừa gạt, mà đặt biệt là lừa gạt có tính hệ thống thì có thể dắt mũi được toàn xã hội.

Nói đến sự lừa gạt thì sự lừa vĩ đại nhất đó chính là chủ nghĩa cộng sản. Nếu có lí trí thì con người sẽ nhìn ra ngay mục tiêu “làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu” của Karl Marx là chứa mâu thuẫn và từ đó phải biết nó là một ước mơ không tưởng. Tuy nhiên, một mục tiêu mâu thuẫn như thế nó lại nảy nở và trở thành niềm tin mãnh liệt trong những xã hội ngu muội. Đó là nền tảng để bộ máy lừa gạt khổng lồ của ĐCS vận hành trơn tru. 

Trong bộ máy nhà nước CS nó chứa 2 thứ quan trọng, đó là bộ phận lừa gạt và bộ phận đe dọa. Bộ phận lừa gạt chính là ban tuyên giáo, bọ Thông tin và truyền thông và nền giáo dục nhồi sọ. Bộ phận đe dọa chính là công an và hệ thống tòa án, chính nó không xem trọng thực thi công lý mà xem trọng trách nhiệm bảo vệ đảng, nên thay vì nó bảo vệ dân thì nó lại là hệ thống đe dọa sự an nguy của dân. Có thể nói, nhà nước CS là bộ máy lừa gạt khổng lồ nhất mà nhân loại từng có. Nó chỉ sống được trên nền tảng một xã hội ngu muội để họ dễ dàng dắt mũi toàn dân.

Sự ngu muội của xã hội được ví như là vùng đất tốt, bộ máy lừa gạt của ĐCS được ví như là loại cây đặc thù cho loại đất đó. Với loại đất này, một khi bộ máy lừa gạt của ĐCS sống tốt thì những bộ máy lừa gạt khác cũng mọc lên và sống tốt vây? Vì chúng cùng sử dụng một loại dinh dưỡng mà? Nếu nói cây lừa gạt CHXHCNVN là cây đại thụ trong vườn thì “Thần y Võ Hoàng Yên và đồng bọn” cũng sống tốt vậy? Vì họ cũng hành nghề lừa gạt mà? Nếu nói “Thần Y Võ Hoàng Yên và đồng bọn” sống tốt thì bọn buôn thần bán thánh kiểu “du lịch tâm linh” cũng sống tốt vậy? Vì họ cũng sống bằng trò lừa gạt lòng tin người dân chứ có khác gì nhau?! Đấy là thực tế. Như vậy nhổ “Hoàng Yên” này thì ắt sau này cũng có “Hoàng Yên” khác mọc lên, hay dẹp “Chùa Ba Vàng” thì “Chùa Tam Chúc” cũng mọc lên vậy?! Không bao giờ mảnh đất này hết những trò lừa gạt mang tính hệ thống như vậy, bởi đơn giản mảnh đất ngu muội vẫn còn đó. Cây đại thụ CHXHCNVN còn đó thì những cây cỏ dại như “Võ Hoàng Yên”, “Chùa Tam Chúc”, “Chùa Ban Vàng” sẽ mọc lên ăn hôi phần dinh dưỡng thừa của cây đại thụ này. 

Như đã nói, sáng suốt và trung thực là một cặp song hành, nó thuộc về thế giới văn minh; sự ngu muội và gian trá nó cũng là một cặp song hành, nó thuộc về thế giới mông muội. Ở Việt Nam, với ngu muội là nên tảng thì không bao giờ dẹp được sự gian trá cả. Chuyện lừa đảo dựa trên sự ngu muội nó không bao giờ hết, trừ khi “chế độ lừa gạt vĩ đại CHXHCNVN” không còn./.

-Đỗ Ngà-


CHỐNG DỊCH BẰNG CÁCH... ĐỐT TIỀN

Chi phí xét nghiệm cho 8 triệu dân bằng số tiền chích 6 triệu mũi vaccine, nghĩa là tổng chi phí cho một lần xét nghiệm bằng 75% chi phí cho...

Tag

16 chữ vàng (2) 1954-1975 (1) 2 trong 1 (1) 30/04/1975 (3) 300 áo dài (1) ác (1) ác hơn (1) Alexande de Rhodes (1) AMAX (1) an ninh lương thực (2) án oan (6) an sinh (1) Án tử hình (1) Anh em nhà nó (1) Anna Creek (1) Aung San Suu Kyi (1) Ăn cắp (1) ăn cướp (1) ăn mày (1) Ăn vạ (1) Ấn Độ (4) bác sỹ Hoàng Công Lương (3) Bạch tuộc (1) bài học (2) Bài học lịch sử (3) Bài mới (145) Bài toán (1) Bãi Tư Chiến (2) Bãi Tư Chính (2) Bạn (1) bản chất (1) Ban cố vấn (1) bán đất (1) bán nước (5) bán phá giá (1) bàn tay thượng đế (1) Ban Tuyên Giáo (1) bán tước (1) bạn vàng (1) Bản vị vàng (1) Bánh vẽ (2) Bão giá (2) bão Goni (1) Bạo loạn (1) Bão lũ (1) Bạo lực cách mạng (1) Bão Molave (1) bạo quyền (3) bảo vệ (1) bảo vệ đảng (1) Barack Obama (1) Bảy Lốp (1) Bắc Kinh (4) Bắc Thuộc (1) Bắc Vân Phong (2) bằng dỏm (1) Bằng giả (2) Bắt chước (1) bắt cóc (3) bất công (2) Bất lương (1) Bầu cử (4) bầu cử là quyền và nghĩa vụ (1) bầu cử Mỹ (2) bẫy (1) bầy chó (1) bẫy nợ (2) bầy quỷ (1) Bẫy thu nhập trung bình (1) Bẫy Thucydides (1) Bệnh hoạn (1) Bị lợi dụng (1) Biden (2) Biển Đông (4) biểu tình (1) bình yên (2) bịp bợm (1) bịt khẩu trang (1) Bitcoin (2) bóc lột (1) Bolshevik (1) Bong bóng đầu cơ (1) boong ke (1) bóp méo (1) Bóp méo luật pháp (1) BOT (8) BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài (1) BOT bẩn (5) BOT chùa (1) Bộ Chính Trị (2) Bộ Công An (1) Bộ Công Thương (1) Bộ Dục (1) Bộ Giáo Dục (2) Bộ GTVT (2) Bộ máy nhà nước (1) Bộ mặt mới ĐCS (1) Bộ Quốc Phòng (1) bộ TNMT (1) Bộ Xây Dựng (1) Bộ Y Tế (1) bội chi (1) bơm tiền (1) bù nhìn (1) bức cung (1) Bức tranh (1) C.B (1) Cá leo cây (1) cá nóc (1) Cách li (2) Cách mạng 4.0 (1) cái ác (1) Cải cách (1) Cai Lậy (1) Cam Ranh (1) Camera thông minh (1) Campuchia (1) cảnh báo (1) Cao Tốc Bắc Nam (2) Cát Hanh Long (1) Cát Linh - Hà Đông (2) Cắt xén hỗ trợ (1) cấm pháo (1) Cấn Thị Thêu (1) cất cánh (1) Cậu Ấm Đỏ (1) câu cá (1) cầu cứu thánh thần (1) CCRĐ (2) chà đạp luật pháp (1) chạy án (1) châm ngôn (1) chậm tiến (1) chậm trễ (1) Chầu (1) Châu Á (1) chế độ (1) Chỉ định thầu (1) Chí Phèo (1) chi tiêu (1) chi y tế (1) chia rẽ dân tộc (1) Chiến Lang (1) chiến tranh (4) Chiến tranh bin giới (1) Chiến tranh công nghệ (3) chiến tranh thương mại (1) Chiến tranh thương mại (3) chiến tranh tiền tệ (1) chiêu cũ (1) Chìm xuồng (1) Chinazi (1) Chính nghĩa (1) Chính Phủ (1) chính quyền (1) chính quyền bẩn (1) Chính quyền đô thị (1) Chính quyền sạch (1) chính sách (6) chính sách 3 không (1) Chính sách 4 không (2) Chính sách bệnh hoạn (1) chính sách lớn (1) chính sách ngầm (1) Chính sách ngoại giao (1) chính trị bình dân (1) chính trị Việt Nam (1) CHIPS (1) chống dịch (2) chống luận điệu xuyên tạc (1) chống ngập (1) chống tham nhũng (1) Chủ bại (1) Chu kỳ thành công (1) chủ nghĩa bè phái (1) Chủ nghĩa đa nguyên (1) Chủ Nghĩa Đại Hán (1) Chủ quyền (1) chủ tớ (1) Chùa Ba Vàng (3) Chùa Cam Chúc (1) Chúa chổm (1) chùa Phúc Khánh (1) chuỗi cung ứng (4) chuỗi giá trị (1) Chuỗi giá trị toàn cầu (1) Chuỗi trân châu (1) chuyển biến (1) chuyển giá (2) Chuyển giao (1) chữ nôm (1) CHXHCNVN (1) CNCS (1) CNTB (1) CNXH (4) có học (1) con bò sữa (1) Con cờ (2) Còn đảng còn mình (1) Con lừa (1) Con mồi (1) con tốt Việt Nam (1) Coronavirus (20) Covid (1) COVID-19 (24) Cô Chiêu Đỏ (1) cô gái giao gà (1) cố vấn ban chấp hành trung ương đảng (1) cỗ xe không phanh (1) Cỗ xe tam mã (1) công an (5) công án (1) công an biểu tình (1) Công an trị (3) Công Giáo (1) Công hàm (2) Công lý và CS (1) công nghiệp 4.0 (1) công nghiệp phụ trợ (1) Cộng Sản (2) Cơ chế (1) cờ đỏ sao vàng (1) cơ hội (1) CPTPP (4) CS (5) CSGT (1) cụ Kinh (1) cụ Kình (1) Cuba (1) Culi (1) cúm (3) Cúm Tàu (1) Cúm Vũ Hán (3) Cuồng (1) cuồng Hồ (1) cuồng Trump (1) cường quốc (1) cướp (1) cướp đất (2) Cướp nước (1) cừu (2) cứu trợ (4) Cyprus (1) dán chủ (1) dân chủ (6) dân oan (1) dân phòng (1) dân quân (1) Dân tộc (1) dân trí (1) dân vận (1) Deawoo (1) Deep state (1) Detroit (1) Dễ công khó thủ (1) di cư (3) Dịa chấn (1) dịch bệnh (2) Diễn Biến Hòa Bình (2) diễn kịch (1) diệt chủng (1) Doanh nghiệp nhà nước (1) doanh nghiệp thân hữu (1) Dollar Index (1) Donald Trump (9) dối trá (3) dự án đường cao tốc Bắc Nam (2) dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam (2) dự trữ (3) Dự trữ bắt buộc (1) dự trữ ngoại hối (1) Dương Khiết Trì (1) Dương Thu Hương (1) đa nguyên (1) Đạc khu kinh tế (1) đại bàng doanh trại quân đội (1) Đại Đế (1) Đại học Tôn Đức Thắng (1) đại hội 13 (4) Đại Hội 13 (1) đại hội XIII (1) Đại Lục (1) Đàn lợn (1) Đảng (1) Đảng CS (1) Đáng thương (1) đạo đức (2) đạo đức XH (1) Đào Nhất Đào (1) đạo Pháp và dân tộc (1) đặc khu (2) Đặc khu (2) đặc lợi (1) đặc quyền (1) đẳng cấp (1) Đặng Thị Huệ (1) Đặng Tiểu Bình (2) Đắt giá (1) Đập Tam Hiệp (1) Đất dữ (1) Đất hiếm (1) đầu cơ vàng (1) Đầu đội (1) đầu năm (1) đấu tố (1) Đầu tư công (1) Đầy tớ (1) ĐCS (6) ĐCS Trung Quốc (1) ĐCSVN (1) Đế Quốc Việt Nam (1) đền bù (1) Đi tắt đón đầu (2) địa chấn (1) địa ngục (1) điềm báo (3) đỉnh cao trí tuệ (1) Đình công (1) Đinh La Thăng (1) đỏ - đen (2) Đọc sách (1) Đói nghèo (1) đón bắt (1) Đồ dỏm (1) Đô la (1) Đỗ Mười (1) Đỗ Ngà (10) Đổ thừa (1) độc quyền (2) Độc Tài (3) độc tài toàn trị (1) đối phó nhân dân (1) đổi thay (1) Đồng Bằng Sông Cửu Long (2) Đông Dương (1) đồng nhất (1) Đồng Tâm (13) đốt lò (1) đốt tiền (1) Đu càng (1) đu dây (1) Đục khoét (1) Đừng nghe những gì CS nói (1) EVFTA (4) EVIPA (2) EVN (4) Fake news (1) FDI (8) FDI Trung Cộng (1) FED (1) FLC (2) Formosa (2) Francisco de Pina (1) FTA (1) Gạc Ma (3) gài bẫy (1) Gạo (1) Gateway (1) GDP (5) GFI (1) Gia cấp (1) giả dối (3) giá điện (2) Gia đình trị (1) giá trị rẻ mạt (1) Giá-lương-tiền (1) giải cứu (1) giải quyết ĐCS (1) giảm giá xăng (1) giám sát dân (1) Gián điệp (1) giàn khoan (1) gian lận (1) giành ghế (1) giành mồi (1) giáo dục (8) giáo dục công cụ (1) giáo dục khai phóng (1) giáo dục nhồi dọ (1) Giáo dục nhồi sọ (2) Giáo dục thối nát (1) Giáo dục XHCN (4) giấc mộng Trung Hoa (1) giấc mơ Mỹ (1) Giấu bệnh (1) giòi bọ (1) Giương Đông (1) GM (1) GNP (1) gói cứu trợ (3) Golf (1) Grab (1) hạ đạp (1) Hà Nội (1) Hạ sách (1) Hà Văn Năm (1) hack camera (1) hacker (1) hải chiến (1) Hải Dương 8 (1) hai mặt (1) Hám ghế (1) Hang Chuon Naron (1) hàng rong (1) hành (1) Háo danh (1) hạt nhân (1) hậu quả (1) Hèn (3) hèn nhát (1) Hèn với giặc (1) hệ giá trị (1) hệ giá trị Mỹ (1) hệ giá trị Tàu (1) Hết cứu (1) Hiến pháp (1) hiện tình đất nước (1) Hiệp Định Dẫn Độ (1) Hiệp Thương (1) hiệp ước (1) hiệp ước dẫn độ (1) hiệp ước tương trợ pháp lý (1) hoà giải (1) hoa hợp (1) Hòa hợp hòa giải (1) hòa hợp hòa giải dân tộc (2) Hoa Kỳ (1) hoá rồng (1) Hoàng Sa (2) Hoàng Trung Hải (2) hoang tưởng (2) Hoàng Văn Hoang (1) học tập tấm gương đạo đức (1) Hoism (1) họng súng (1) Hồ Chí Minh (5) Hồ Duy Hải (7) Hồ Đình Tùng (1) Hồ Hải (1) hôi của (1) Hội đoàn (1) Hồi Giáo (1) hối lộ (2) Hồng Kông (7) Hợp tác xã (1) hủ tục (1) Huawei (3) Huệ Như (3) Hun Sen (2) hung (1) hút máu dân (1) Huynh đệ tương tàn (1) Hyundai (1) ì ạch (1) Iiên minh công an-côn đồ (1) In God We Trust (1) Iran (4) ITCLOS (1) Jack Ma (1) Joe Biden (4) John Hopkins (1) Kamala Haris (1) Kaysone Phomvihane (1) Kẻ chết giả (1) kẻ chơi cờ (1) Kẻ thù của nhân dân (1) Kế sách (1) kền kền (4) khai phóng (1) Khẩu hiệu (1) khỉ (1) khỉ Trừơng Sơn (1) Khiếp nhược (1) khoác lác (1) khoai mỡ (1) khoảng cách (1) Khoảng trống quyền lực (1) Khủng hoảng (2) khủng hoảng kinh tế (1) khuôn mặt Tàu (1) Kí sinh trùng (1) Kì thích kinh tế (1) kích cầu (2) kích động (1) Kích Tây (1) kiểm soát dân (1) kiểm toán (1) Kiều bào (1) Kiều hối (1) Kiêu ngạo Cộng Sản (1) kinh doanh thần thánh (1) kinh tế (5) Kinh tế - Chính trị (1) kinh tế chính trị (1) kinh tế đi vay (1) Kinh tế Mỹ (1) kinh tế ngoài quốc doanh (1) kinh tế quốc doanh (1) kinh tế Tàu (2) kinh tế tập thể (1) kinh tế thị trường (1) Kinh tế thị trường định hướng XHCN (1) kinh tế toàn cầu (1) Kinh tế Việt Nam (4) KTTT (1) KTTT định hướng XHCN (2) Kỳ thị (1) Kỹ trị (1) lại quả (1) làm chính trị (1) Làm giá (1) làm luật (1) lam phát (1) lạm phát (2) lam quyền (1) lang băm (1) lãnh hải (1) Las Vegas (1) Latin (1) Lặn sâu (1) lăng tẩm (1) lâm tặc (1) lâm tặc hợp pháp (1) lật mặt (1) LDLĐ (1) Lenin (2) Leninism (1) Lê Duẩn (2) Lê Đình Chức (1) Lê Đình Công (1) Lê Đình Kình (3) Lê Đức Anh (2) Lê Hải An (1) Lê Hoàng Quân (2) Lê Khả Phiêu (5) Lê Long Đĩnh (1) Lê Thanh Hải (2) Lê Thanh Thản (1) LG (1) lì xì (1) licence to kill (1) lịch sử (5) liên minh (2) Liên minh quân sự với Mỹ (1) loài chó (1) loài heo (1) lòng dân (1) Lòng người (1) Lòng tham (1) lòng tin (1) Lòng trung thực (1) Lợi dụng (1) lời đồn (1) lợi ích nhóm (2) lũ lụt (1) luân chuyển cán bộ (1) luật đặc khu (1) luật là tao (1) luật pháp (1) luật pháp cung đình (1) Luật rừng (1) lúng túng (1) luộc ếch (1) lười đọc (1) lương tri (1) Lý Hiển Long (1) Ly rượu mừng (1) Lý thuyết sai lầm (1) Ma lanh (1) ma túy (1) Mác Lê (2) Made in China (1) mài kiếm (1) Mai Văn Hương (1) man rợ (1) Mạng xã hội (1) Mao (2) Maoism (1) Marx - Lenin (1) Marx-Lenin (1) Marxism (1) Masan (4) màu xám (1) Mặt trận tổ quốc (1) Mất chủ quyền (2) mất nước (1) Mậu Thân (3) Mekong (1) Michael R. Pompeo (1) miền trung (1) Miễn visa (2) Modi (1) Moody's (1) mối nguy Trung Cộng (1) mồi thơm (1) Môi trường (1) mông muội (1) Một vành đai một con đường (4) mua quan (2) Mua quốc tịch (1) mục nát (1) mục tiêu kép (1) mũi nhọn (1) mức tín nhiệm (1) Mừng Đảng Mừng Xuân (1) Mượn đường (1) Mỹ (6) Mỹ - Tàu (1) Mỹ Tàu (1) My-Tàu (1) Mỹ-Tàu (1) Myanmar (3) Mytel (1) nam tiến (1) Nạn nhân CNCS (1) nắm đấm Mỹ (1) năng suất lao động (1) nấp giỏi (1) nền kinh tế (1) Ngày hội của bầy sói (1) ngậm máu phun người (1) Ngân hàng Nhà nước (1) ngân sách (1) ngân sách y tế (1) nghệ sĩ (1) nghiện quyền lực (1) Ngọa Triều Hoàng Đế (1) ngôi sao (1) ngu dân (1) ngu dân hoá (1) ngu dốt (1) nguy hiểm (1) Nguyễn Bá Cảnh (1) Nguyễn Bá Thanh (2) Nguyễn Bắc Son (2) Nguyễn Chí Vịnh (1) Nguyễn Dức Chung (1) Nguyễn Đức Chung (2) Nguyễn Đức Kiên (1) Nguyễn Giàu Nặng (1) Nguyễn Hòa Bình (1) Nguyễn Hữu Cầu (1) Nguyễn Hữu Nghị (1) Nguyễn Kim Sơn (1) Nguyễn Mạnh Hùng (1) Nguyễn Minh Thuyết (1) Nguyễn Minh Triết (1) Nguyễn Phú Trọng (27) Nguyên tắc tập trung dân chủ (1) Nguyễn Tấn Dũng (9) Nguyễn Thanh Nghị (3) Nguyễn Thành Phong (1) Nguyễn Thanh Phượng (1) Nguyễn Thị Kim Ngân (4) Nguyễn Thị Năm (1) Nguyễn Thị Xuân Trang (1) Nguyễn Thiện Nhân (2) Nguyễn Trọng Nghĩa (1) Nguyễn Tường Thụy (1) Nguyễn Văn Đua (2) Nguyễn Văn Linh (2) Nguyễn Văn Nên (1) Nguyễn Văn Nghị (1) Nguyễn Văn Thể (1) Nguyễn Văn Thế (1) Nguyễn Xuân Phúc (8) Ngư dân (1) người lao động (1) Ngyễn Thanh Nghị (1) nhà buôn (1) nhà nước ngầm (1) nhà thầu (1) nhân bản (1) Nhận chìm xuồng (1) Nhân dân (1) nhận gia tùy tục (1) nhân họa (1) Nhận thức (1) nhận trách nhiệm (1) Nhập cảnh trái phép (1) nhập siêu (2) Nhật Bản (1) Nhật Cường (1) nhiễm mặn (1) Nhiệt điện (1) nhồi sọ (3) nhu nhược (2) nhục hình (1) Nicolae Ceaucescu (1) Nicolas Ceaucescu (1) Niềm tin (1) nịnh hót (1) nỗ lực (1) nổ tung (1) Nỗi sợ (1) Nông dân Long An (1) Nông Dức Mạnh (1) Nông Đức Mạnh (1) nông nghiệp (2) nông sản (1) nợ (2) nợ công (2) nuôi án (2) Nước Hoa Thanh Hương (1) oan sai (2) Obama (1) Obamacare (1) ODA (3) ổ dịch (1) ổn định chính trị (1) ông chủ (1) Park Chung Hee (1) Park Geun-hye (1) Phá rừng (2) Phạm Bình Minh (2) Phạm Chí Dũng (2) Phạm Đoan Trang (2) Phạm Minh Chính (7) phạm pháp hợp pháp (1) Phạm Văn Đồng (2) phản dân (1) phản động (1) Phản khách vi chủ (1) Phản kháng (1) phản quốc (1) Pháp Luân Công (1) pháp luật (2) pháp quyền (1) pháp quyền XHCN (3) phát cờ (1) phân bổ ngân sách (1) Phật Giáo (2) phi chính trị hóa quân đội (1) phó tổng thống Mỹ (1) phong độ (1) phóng sanh (1) phong trào bất tuân (1) Phở Bình (1) Phú Quốc (2) phụ thuộc Tàu (1) phúc thẩm (1) phụng sự (1) Phùng Xuân Nhạ (2) Pi (1) PISA (1) Pol Pot (1) Polpot (1) Putin (2) PVN (2) Quả đấm thép (1) Quá độ tiến lên CNXH (1) Quan hệ Việt - Mỹ (1) quản lí (1) quan tham (1) quan thầy (1) quân đỏ (1) Quân đội (1) Quân đội làm kinh tế (1) quân phiệt (1) quân sự (1) Quân xanh (1) quốc doanh (1) Quốc hội (3) quốc ngữ (1) Quỹ BHXH (1) Quỷ kế Tàu Cộng (1) Quỳ một chân (1) Quyên góp (1) Quyền lợi (3) quyền lực (3) quyền lực cứng (1) Quyền lực mềm (1) Quyền sở hữu đất (1) quyết định (1) rác (1) Rạng Đông (1) RCEP (5) RMIT (1) rửa tiền (1) rượu bia (1) Sách Đen Tội Ác Cộng Sản (1) sai lầm (1) Samsung (1) sáng mắt (1) sánh vai (1) SARS (2) sân bay (1) sập bẫy (1) Sâu bọ (1) sen trong bùn (1) Showbiz (1) Singapore (1) Sinh nhật Hồ Chí Minh (1) Soán ngôi (1) Sói và chó (1) sóng thần (1) song trùng (1) số mệnh (1) Sông Đà (2) sợ hãi (1) sợ nhân dân (1) Sới chọi chó (2) Stalinism (1) suất đặc biệt (1) Subic (1) sụp đổ (3) sụp hố (1) suy nghĩ tự bại (1) Suỵt chó vô gai (1) sự công bằng (1) sức khỏe lãnh đạo (1) sức lực (1) Sức mạnh đồng đô la (1) Sức mua nội địa (1) sức mua tương đương (1) Sưu cao thuế nặng (1) SWIFT (1) T.J.Dunning (1) tà ác (1) Tái cấu trúc (1) tài năng (1) Tam quyền phân lập (1) tam trùng (1) tàn phế (1) tao khỏe có chi mô (1) tao là công lí (1) Tao là luật (1) táo tợn hơn (1) Tàu (1) Tàu Cộng (5) Tàu mua đất (1) Tàu-Mỹ (1) tắc nghẽn (1) tăng giá điện (1) Tăng học phí (1) Tăng thuế (1) Tăng trưởng (2) Tăng trửơng bẩn (1) tăng trưởng GDP (1) tăng trưởng nợ công (1) Tầm nhận thức (1) tâm thần (1) Tân Cương (1) Tập Cận Bình (7) tập đoàn kinh tế nhà nước (1) tập trận (1) Tập Trận Army games 2000 (1) Tất Thành Cang (2) Tẩy chay (1) Tchernobyl (1) tề gia (1) thả câu (1) thái độ chính trị (2) Thái Lan (1) thái thú (2) Thái thượng hoàng (1) Thảm đỏ (1) tham mhũng quyền lực (1) tham nhũng (6) tham nhũng quyền lực (1) Tham nhũng quyền lực (1) tham quyền cố vị (3) Tham vọng (1) Thành Đô (2) Thành Long (1) thành trì bảo vệ (1) Thao túng tiền tệ (4) thăm Trung Quốc (1) thặng dư thương mại (1) thâm (1) thất bại (2) thất bại toàn diện (1) theo lối mòn (1) thép cán nguội (1) Thể chế (2) thể chế chính trị (1) Thể chế kinh tế (1) thế lực thù địch (1) thi đú êu nước (1) thị trường ngoại hối (1) Thiên An Môn (2) Thiển cận (1) thiên đàng (1) Thiên đường thuế (1) thiên đường XHCN (1) Thiên tai (2) thiên triều (1) thiêng liêng (1) Thoái đảng (1) Thoát Tàu (1) Thomas Jefferoon (1) thòng lọng (1) thối nát (1) thôn Hoành (1) Thơ (1) thời loạn (1) thù (1) thủ đoạn (1) Thủ đoạn chính trị (1) thu giá (1) thu phí (1) Thủ Thiêm (4) thủ tục (1) thủ tướng Nhật (1) Thua cuộc (1) thuần phong mỹ tục (1) Thuần phục (2) Thuế (2) thuế cao (1) Thuế chống bán phá giá (1) thủy điện (2) thực thi pháp luật (1) thương đội (1) thương hiệu quốc gia (1) thượng nguồn (1) tị nạn (1) tích trữ (1) tiềm lực (1) Tiền (1) tiền đen (1) tình báo (1) Tính nhất quán (1) tinh thần AQ (1) Toàn cầu hóa (3) toi (1) tỏi (1) Tom và Jerry (1) Tố Hữu (1) Tô Lâm (1) Tổ quốc (1) tội ác (1) tội phạm (1) tội phạm ma túy (1) Tôn giáo (1) Tôn giáo-chính trị (1) tôn vinh (1) Tổng công ty (1) tổng kiên đoàn lao động (1) Tổng thống Mỹ (1) tốt đẹp (1) TPP (3) trả giá (1) trách nhiệm (1) Trại Súc Vật (4) Trại tập trung (1) tranh ăn (1) Tranh chấp (1) tranh đoạt (1) Trăm hoa đua nở (1) Trần Đức Đô (2) Trần Hồng Hà (1) Trấn lột (1) Trần Quốc Vượn (1) Trận tự pháp luật (1) Trần Văn Trường (1) Trần Vũ Hải (1) trật tự nơi công cộng (1) trên luật pháp (1) Trí Dũng (1) trí lực (1) trị quốc (1) Trị thủy (1) tri thức (1) trí thức (1) triều cống (1) Trịnh Bá Tư (1) Trịnh Vĩnh Bình (2) Trịnh Xuân Thanh (1) Trò đu dây (1) trộm cướp (1) trốn dịch (1) trốn ở lại Hàn (1) trốn thuế (3) Trục lợi (2) Trump (4) Trung Công (1) Trung Cộng (25) Trung Quốc (1) Trung Thành (1) Trừ tao (1) trừng phạt (3) Trương Hòa Bình (1) trường hợp đặc biệt (1) Trương Minh Đức (1) Trương Minh Tuấn (1) tù nhân lương tâm (1) tùng xẻo (1) tuổi hưu (1) Tụt hậu (2) Tuyên giáo (1) Tuyên truyền dối trá (1) tuyệt thực (1) tự chuyển hóa (3) tự diễn biến (3) tự do học thuật (1) tư doanh (1) Tư duy tiểu nông (1) Tư pháp (1) tự quyết (1) tử tù (1) Tư tưởng Hồ Chí Minh (1) Tướng cướp (1) tượng đài (2) tương đồng (1) Uighur (1) UNCLOS (1) Ung nhọt (1) USD (1) USD thả nổi (1) Uyghurs (1) Ưng khuyển (1) Vaccine (3) Vành đai con đường (1) văn hóa (1) Văn kiện bí mật (1) văn minh (2) vặt lông (1) vấn đề Việt Nam (1) Vân Đồn (3) ve chó (1) Ve sầu thoát xác (1) vẹn toàn (1) Venezuela (5) Vết bận (1) Vết xăm (1) vì dân (3) vi hiến (1) Vietcombank (1) Vietnam Airline (1) Vietnam Airlines (1) Viettel (1) Viện Nguyên Lão (1) Viện Thứ dân (1) Việt Bam (1) Việt Cộng (2) Việt Nam (2) Vinfast (3) Virus (1) Viwasupco (1) Vneconomy (1) Võ Văn Kiệt (1) Võ Văn Thưởng (1) Vong ân (1) vô cảm (1) vô kiêm sỉ (1) vô minh (2) Vô Rọ (1) vở kịch (4) vỡ nợ (1) VTV (1) vụ án Bùi Quang Tín (1) Vũ Hán (2) Vũ Nhôm (1) vua Quỷ (1) Vùng cấm (1) Vùng xám (2) vượng (1) Vương Dình Huệ (2) Vương Đình Huệ (1) Vương Nghị (1) Vượng Vin (2) WHO (1) xã hội (4) xã hội dân sự (1) xảo trá (1) Xăng giả (1) xâm lăng mềm (1) Xâm lược mềm (1) xây dựng cơ bản (1) Xây dựng đảng (1) xây xác quân thù (1) xe công (1) Xé Luật (1) Xén lông cừu (1) xét xử (1) XHCN (5) xin hàng (1) Xù hợp đồng (1) Xuất khẩu (4) Xuất khẩu gạo (3) xuất khẩu lao động (1) Xuất nhập khẩu (1) xuất siêu (2) Ý đảng (1) Y tế (2) ý thức chính trị (1) Ý thức xã hội (1) Yếu kém (1) yêu nước (2) yếu ra gió (1) Yuan (1) Zionism (1) ZTE (1)