BAO GIỜ MỚI THOÁT KHỎI VỎ ỐC “THIỂN CẬN”?


Lúc 0 giờ 30 phút sáng ngày 24 tháng 3 năm 2013, tại căn nhà số 384/7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Sài Gòn phát ra tiếng nổ vang trời, và sau 5 phút thêm một tiếng nổ nữa cũng từ căn nhà đó. Ngay lập tức cả 3 căn nhà gồm căn 384/7A, 384/7 và 384/9 bị thổi bay và lửa bốc cháy dữ dội trùm lên 4 căn liền kề. Kết quả là 2 vợ chồng chủ nhà 384/7 chết kéo theo 3 đứa con và 1 người giúp việc cũng chết thảm. 2 căn nhà bên cạnh cũng có đến 4 người chết và 3 người bị thương. Như vậy vụ nổ này đã thổi bay tổng cộng 10 mạng người. Khủng khiếp!

Đấy là câu chuyện thương tâm của 7 năm về trước. Người chủ căn nhà 384/7 tên là  Lê Minh Phương 58 tuổi, biệt danh là “Phương khói lửa”. Nghề nghiệp của ông này là Giám đốc công ty Lạc Việt, chuyên phụ trách các hiệu ứng cháy nổ trên phim trường. Chính ông Phương đã trưng dụng căn nhà của mình để trữ thuốc nổ nhằm phục vụ cho công việc. Sự chủ quan đã đưa đến hậu quả thảm khốc. Điều đáng trách là, ông Phương không chọn dùng kho bãi ở nơi an toàn để trữ mà lại dùng ngay căn nhà của mình chứa thuốc nổ để “tiết kiệm” tiền bạc và công sức. “Nhà đủ không gian trữ thuốc nổ tại sao không tận dụng?”, có lẽ ý ông ta là vậy. Nhưng tiết kiệm được bao nhiêu cũng không thể bù vào cái giá của 10 mạng người. Chuyện này từng gây xôn xao dư luận một thời, thế nhưng đến hôm nay liệu còn có bao nhiêu người nhớ về nó như một bài học?

Tiết kiệm một vài đồng để đổi lấy rủi ro lớn liệu có đáng? Không biết người Việt chúng ta sao cứ mãi thả con tôm bắt con tép như vậy? Như ông Phương Khói Lửa, tiết kiệm chi phí khi tận dụng căn nhà của mình làm kho trữ thuốc nổ là cái lợi nhỏ, là con tép. Còn sự an toàn cho cả gia đình và hàng xóm xung quanh là con tôm lớn, là cái lợi lớn thì ông lại thả. Đây là mẫu số chung cho số đông người Việt chúng ta chứ không riêng gì một mình ông Lê Minh Phương.

Cách đây khoảng 5 năm, có một đêm tôi ở lại nơi làm việc. Lúc ấy một nhóm công nhân thân quen bày tiệc nhậu và mời tôi. Khi dọn ra bàn nhậu tôi thấy có một bếp ga mini rỉ sét nhìn rất mất an toàn. Tôi nói “Tụi bay đi kiếm bếp ga khác đi, nhìn bếp ga này thì nguy hiểm quá”. Thế là một đứa trong nhóm bèn đáp “Không sao đâu anh, bếp ga này em xài đã hơn 2 năm nay nó không nổ bao giờ, anh an tâm đi”. Câu trả lời bất ngờ của cậu công nhân làm tôi như cứng họng và không biết phải giải thích sao với nó cả. Thế đành buông một câu “Tao lạy mầy!” rồi chuồn thẳng. Sáng hôm sau cũng cậu đó gặp tôi trách móc, “Hôm qua tụi em nhậu suốt đêm có sao đâu? Anh nhát quá! Cái gì cũng sợ.”. Thế là lại một lần nữa tôi cũng chẳng biết nói gì hơn ngoài câu “Tao lạy mầy!”. 

Vâng! Khi xảy ra sự chọn lựa giữa tiết kiệm và an toàn thì mọi người nên nhớ, tiết kiệm là thứ có thể đo lường giá trị còn sự an toàn là vô giá. Không nên vứt đi những thứ vô giá chỉ vì tham vài đồng tiết kiệm. Ông Phương khói lửa là tầng lớp trên của xã hội, mấy cậu công nhân kia là tầng lớp thấp của xã hội. Đáng lẽ ra giữa 2 tầng lớp này phải có sự nhận thức khác nhau chứ? Nhưng không! Dường như giữa họ đang có sự đồng phục trong nhận thức về vấn đề chọn lợi nhỏ hiện hữu và bỏ đi cái lợi lớn đang ẩn giấu. Có thể nói cả xã hội Việt Nam cho đến nay và không biết đến bao giờ mới có thể bứt ra khỏi 2 chữ “thiển cận” đây? Khó quá!

Được biết, hôm nay ở một số địa phương, người dân Việt Nam đang đổ xô đi mua xăng dự trữ vì họ nghe được tin đồn rằng “các cửa hàng sắp đóng cửa do Covid-19”. Tin đồn không biết là đúng hay sai, nhưng cứ giả sử cho là đúng đi thì mỗi người dân có cần phải mua một biển lửa tiềm ẩn về nhà để trữ không? Lợi do xăng mang lại chỉ sự thuận tiện trong công việc, còn hại lớn hơn sao lại không chịu thấy? Trữ xăng có thể cháy nhà, có thể phải làm người ta chết cháy sao họ lại không nghĩ đến chứ? Thật là không thể nào hiểu nổi.

Chắc chắn rằng, trong số người mua xăng ấy cũng có rất nhiều người là tầng lớp khá giả và trung lưu, những tầng lớp mà đáng lí ra họ phải làm gương tốt cho tầng lớp ít hiểu biết hơn noi theo thì ngược lại, họ cũng hùa chung với suy nghĩ của những người thiếu hiểu biết. Đó là một thực trạng đáng buồn. Tất nhiên, trong xã hội Việt Nam cũng không thiếu người suy nghĩ đúng, nhưng rất tiếc phần này chỉ là thiểu số. Chính vì thế mà đất nước có gần 100 triệu dân nhưng vẫn là nước nhược tiểu. Nghe cũng xót lắm, những nghĩa ra, âu cũng có cái lý của nó.

-Đỗ Ngà-

YẾU KÉM HAY VÔ TRÁCH NHIỆM?


Ngày 28 tháng 4, trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có bài viết “Doanh nghiệp và ngân hàng bao giờ thoát vòng luẩn quẩn?”, trong bài tác giả cho biết gói hỗ trợ tín dụng 250 ngàn tỷ (tương đương với 10 tỷ 755 triệu đô) để hỗ doanh nghiệp đang gặp vấn đề. Những doanh ngiệp vừa và nhỏ đang có hiện tượng không thể tiếp cận được gói hỗ trợ tín dụng này vì vướng thủ tục. Bài báo cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2020, mức tăng trưởng tín dụng chỉ là 0,06%, trong khi đó 2 tháng đầu năm 2019 mức tăng trưởng tín dụng lên đến1%. Vậy là dù cho có gói kích cầu 250 ngàn tỷ thì mức tăng trưởng tín dụng vẫn sụt giảm 94% so với so với năm ngoái cùng kỳ. Đây là một dấu hiệu đáng lo về tính hiệu quả của gói kích cầu này.

Như vậy câu hỏi đặt ra là tiền thì bơm ra, mà sao vẫn cứ bị nghẽn không đến được với những doanh nghiệp đang ngáp ngáp, vậy thì lúc đó gói hỗ trợ đó chui vào dâu? Bài viết này có dẫn lời của ông tiến sỹ Bùi Quang Tín – giám đốc trường doanh nhân Bizlight nói rằng “Vấn đề hỗ trợ lãi suất không chưa đủ, mà còn là quy trình thẩm định hồ sơ cho vay. Nhưng nói tới vấn đề thẩm định hồ sơ cho vay thì lại vướng Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010”. Như vậy thì ở đây lại hiện ra một vấn đề mới, đó là chính sách không đồng bộ. Nếu Nhà nước quyết định bơm tiền cứu doanh nghiệp, thì không phải chỉ có Ngân Hàng Nhà Nước chuẩn bị tiền là xong, mà cả Quốc hội và Chính phủ phải chuẩn bị công cụ pháp luật để cho nguồn tiền bơm xống doanh nghiệp được trơn tru, được đến những địa chỉ cần được cứu chứ? Như vậy qua đây chúng ta thấy ngay chính  Luật Tổ Chức Tín Dụng năm 2010 đã đóng vai trò như là một cái van khóa cứng dòng tiền cứu trợ không cho nó đến được với những doanh nghiệp đang ngáp ngáp chờ cứu.

Còn nhớ năm 2016, khởi đầu là báo Thanh Niên viết bài hàng loạt đánh vào chất arsen trong nước mắm truyền thống. Kế tiếp là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) soạn ra công bố thông tin mập mờ về tỷ lệ ngưỡng arsen “độc hại” trong nước mắm, trong quá trình soạn ra công bố bổ chức này đã cố đánh đồng arsen hữu cơ (vô hại) và asen vô cơ (độc hại) như là một cách hỗ trợ báo Thanh Niên trong việc gây ác cảm với người tiêu dùng về một loại nước mắm truyền thống vô cùng độc hại. Sau đó là đến cú đánh bồi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn. Chính bộ này đã giao cho Cục Chế biến và Thương mại Nông lâm Thủy sản và Nghề muối chủ trì biên soạn ra Tiêu Chuẩn Nước Mắn theo hướng có lợi cho nước mắm công nghiệp. Và cuối cùng là Bộ Khoa học - Công nghệ sẽ đóng dấu thẩm định dự thảo Tiêu Chuẩn này. Đấy là lộ trình các hội đoàn, báo chí, các bộ đã phối hợp với nhau làm chính sách hỗ trợ Masan giết chết nước mắm truyền thống. Nhưng may thay, nhờ mạng xã hội lên tiếng nên nước mắm truyền thống được cứu khỏi bàn tay bẩn thỉu của hệ thống chính quyền “vì dân” này. Đất nước này lụn bại cũng vì cách làm chính sách như vậy, nếu xã hội phát hiện và lên tiếng thì họ co vòi, nhưng nếu không phát hiện thì rõ ràng họ tận diệt những doanh nghiệp yếu thế. Cách làm chính sách đánh chết những thằng tép riu để dồn hết cho tôm hùm là nguyên tắc vỗ béo những doanh nghiệp thân hữu. Chính vì thế nên người ta mới gọi mô hình kinh tế hiện nay của CS là Chủ Nghĩa Tư Bản man rợ. 

Hiện  nay gói hỗ trợ tín dụng gần 11 tỷ đô đang bị van “Luật Tổ Chức Tín Dụng năm 2010” khóa nguồn làm những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thoi thóp sắp chết vì đói vốn. Có thể Luật Tổ Chức Tín Dụng là một lỗ hổng pháp luật vô tình làm cản đường chính sách hoặc cũng có thể là luật này được sinh ra để mục đích “đánh chết tép riu dồn hết cho tôm hùm”. Nhưng nói thật với những luật được ban ra làm lệch hướng dòng tiền rót về doanh nghiệp yếu thế thì khả năng cao đây là một thứ chính sách làm ra để phục vụ các ông doanh nghiệp thân hữu. Rồi đây, gói tín dụng 250 ngàn tỷ cũng sẽ được tiêu hóa hết, nhưng vấn đề là nó rót vào mồm ai? Rất có thể rồi đây nó sẽ rót vào những ông lớn thuộc thân hữu của quan chức nhà nước tựa như gói kích cầu năm 2009 năm. Như vậy chúng ta thấy đây là một hình thức làm chính sách kiểu đụng đâu vá đó chứ hoàn toàn không tiên liệu khó khăn vướng mắc và cũng chẳng có chiến lược bài bản nào để lái chính sách đi đúng hướng như dự định ban đầu.

Lại nghĩ đến xuất khẩu gạo. Được biết năm 2019 Việt Nam xuất khẩu được 6,366 triệu tấn thu về 2 tỷ 805 triệu đô. Tính ra giá gạo xuất khẩu bình quân năm ngoái là là 440 đô/ tấn. Hiện nay khi mà dịch bệnh đang hoành hành và nhiều nước đang muốn tăng thu mua gạo để dự trữ thì  giá gạo cũng chỉ nhích lên 450 đô/tấn. Chỉ tăng có 10 đô/tấn tương đương 2,3% thôi mà các người ủng hộ xuất khẩu họ gọi là “được giá” thì thực sự, không hiểu những người này họ nghĩ gì nữa?! 

Còn về phần chính phủ, hiện nay gói kích cầu gần 11 tỷ đô đang nghẽn kia, sao không trích ra 2,7 tỷ đô để thu mua toàn bộ 6 triệu tấn gạo dự định xuất khẩu thì có phải chính phủ bắn một mũi tên trúng 2 mục đích không? Lúc đó xem như chính phủ vừa cứu được nông dân và vừa có gạo dự trữ nhiều hơn cho mùa dịch không? Dừng xuất khẩu gạo lúc này là đúng, nhưng kéo theo đó là nhà nước phải mua gạo dự trữ để cho nông dân và thương lái không chịu thiệt thòi. Làm chính sách không đơn giản là chỉ ra quyết định cho chính sách đó như kiểu sinh con bỏ chợ là xong, mà quan trọng hơn là phải biết hiệu chỉnh những chính sách khác có liên quan để sao cho chính sách vừa ra đó không gây hậu quả lên xã hội, thì đó mới là một chính phủ biết điều hành đất nước. Còn nếu chặn xuất khẩu rồi bỏ nông dân kêu khóc thì có thể nói nó không những vừa yếu kém vừa vô trách nhiệm mà còn ác nữa. 

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.thesaigontimes.vn/301476/doanh-nghiep-va-ngan-hang-bao-gio-thoat-vong-luan-quan.html

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nong-dan-huong-loi-bao-nhieu-tu-gia-xuat-khau-gao-1202549.html

https://www.thesaigontimes.vn/301614/viet-nam-ban-gao-nhieu-nhat-cho-ai.html


BẢN CHẤT ẨN BÊN TRONG NHỮNG SỐ LIỆU


Ngày 28/03/2020 trên tờ Thanh Niên có đăng bài “Nông dân hưởng lợi bao nhiêu từ giá xuất khẩu gạo?” của tác giả Tô Văn Trường. Bài báo này nói chung là ủng hộ xuất khẩu gạo. Nhưng đọc qua tôi thấy có một số liệu mà theo tôi cho là rất quan trọng, số liệu này nếu phân tích kỹ thì bản thân nó sẽ tố cáo chủ trương cho xuất khẩu gạo là một quyết định vô cùng mạo hiểm.

Được biết năm 2018, một năm được mùa thì Việt Nam sản xuất được 28 triệu tấn gạo và đã xuất khẩu 6,5 triệu tấn chiếm 23%. Như vậy từ đây chúng ta có thể thấy nhu cầu gạo tiêu thụ trong 1 năm của 97 triệu dân Việt Nam là 21,5 triệu tấn, tính ra mỗi tháng toàn dân cần 1,8 triệu tấn gạo. Vậy thì, nếu căn theo số liệu năm được mùa mà để tích trữ nhu cầu lương thực cho toàn dân trong 1 năm, thì đất nước cần phải ngưng xuất khẩu 4 năm 4 tháng mới đủ. Đây là con số được phân tích từ số liệu trong bài viết đó. 

Bài báo cũng cho biết “Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân báo cáo tại buổi làm việc ngày 26.3, tổng lượng tồn kho đạt 1.574.139 tấn gạo các loại. Trong đó, lượng gạo tồn kho trong hội viên là 1.507.363 tấn, lượng gạo tồn kho ngoài hội viên là 66.776 tấn”. Đấy là tất cả lượng lượng gạo tồn kho hiện có hiện nay. Như vậy câu hỏi đặt ra là với gần 1,6 triệu tấn gạo tồn kho đó sẽ đủ cho toàn dân dùng trong bao lâu? Xin thưa chưa đủ cho toàn dân sử dụng trong 1 tháng. Thế mà ông viết bài này còn cho biết mỗi tháng có thể xuất khẩu nửa triệu tấn vẫn đảm bảo an ninh lương thực? Không biết ông này căn cứ vào đâu để nói xuất khẩu mỗi tháng đến nửa triệu tấn mà vẫn đảm bảo “an ninh lương thực” nhỉ? Ông có biết mỗi tháng xuất nửa triệu tấn thì 1 năm xuất được 6 triệu tấn bằng 92% so với năm được mùa 2018 không? Đồng Bằng Sông Cửu Long Hạn Hán mất mùa, mặn xâm nhập kéo theo hậu quả mất mùa kéo dài cho dù hạn hán có qua đi, đồng thời hiện nay dịch bệnh mỗi ngày càng nghiêm trọng và cơn đại dịch kéo dài trong bao lâu không ai có thể tính được, vậy mà vét gạo xuất khẩu gần bằng năm được mùa mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo thế nào đây?

Cứ cho là kho dự trữ quốc gia luôn dự trữ gạo trong những năm không có rủi ro thiên tai dịch bệnh một lượng A nào đó, thì khi thiên tai và dịch bệnh xảy ra nhà nước phải tăng thêm dự trữ để phòng rủi ro chứ? Nếu nhà nước cho vào kho thêm một lượng gạo bằng nửa năm tiêu thụ của toàn dân thôi, tức khoảng 11 triệu tấn, thì thì rõ ràng việc cần làm là phải phải ngưng đến 22 tháng xuất khẩu kia mà? Vậy thì cớ sao trong lúc dù có vét hết gạo thừa cũng không đủ cho dân tiêu thụ 1 tháng mà lại có thể mang gạo xuất khẩu cứu đói cho “bạn vàng” mà cọn phán như thánh là "vẫn đảm bảo an ninh lương thực" nhỉ? 

Có ai từng xem bộ phim cowboy nổi tiếng có tên "The Good, The Bad and The Ugly" (Thiện, Ác, tà) không? Tuco (The Bad) bắt được Blondie (The Good) và buộc anh này phải băng qua một sa mạc. Mục đích của Tuco là muốn hành hạ Blondie phải chết dần chết mòn vì khát nước rồi sau đó sẽ bắn bỏ nạn nhân. Khi Tuco chuẩn bị bắn Blondie thì có một xe ngựa chạy qua, bên trong là một số binh sĩ đã chết và một Bill Carson – người đang nắm bí mật kho báu cũng đang sắp chết. Bill Carson hứa với Tuco một kho báu trị giá 200.000 đô la bằng vàng được chôn cất trong một ngôi mộ ở Nghĩa trang Sad Hill nếu Tuco cho anh ta ngụm nước. Tuco vội vã đi lấy nước và trở về thì Bill Carson đã chết và Blondie đang nằm gục bên cạnh và cũng sắp chết vì khát. May mắn cho Blondie là trước khi chết, Bill Carson đã tiết lộ địa chỉ kho báu cho nên Tuco không thể giết anh ta được. Trong lúc sắp chết vì khát, Blondie ra giá với Tuco sẽ chia lại nửa kho báu ấy để đổi lấy ngụm nước. 

Vâng! Đó là bài học cho những ai đang trong tình huống nguy khốn. Khi sắp chết thì một giọt nước cũng đáng giá một kho báu. Khi hạn hán hoành hành và dịch bệnh tấn công và không biết bao lâu kết thúc thì có ai định giá được lúa gạo có giá bao nhiêu là được giá, và giá bao nhiêu là không được giá? Nếu giữa sa mạc khô hạn và mà bạn đang trong cơn khát nhưng lại đang còn một ngụm nước dự trữ. Nếu bạn bán ngụm nước duy nhất ấy để lấy 1.000 đô thì cái giá mua bán đó được xác định mà đắt hay rẻ? Nếu so với giá thị trường thì rất đắt, nhưng bạn nên biết, ngụm nước lúc đó nó mang cả sinh mạng của bạn. Nếu thấy nước được giá mà bán, thì chính bạn đã bán sinh mạng của mình chỉ với giá 1.000 đô thôi. Quá rẻ! Hôm nay đã có số liệu, chúng ta hãy nhìn cách làm của Bộ Công Thương  thử xem? Họ định giá gạo Việt trong lúc này thế nào? Phần trả lời dành cho mỗi người. 

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nong-dan-huong-loi-bao-nhieu-tu-gia-xuat-khau-gao-1202549.html

HẾT THUỐC CHỮA


Nếu tôi nuôi một con bò dùng làm sức kéo thì nhiệm vụ của tôi là nuôi nó ăn để nó tồn tại để tôi khai thác sức kéo. Về bản chất thì con bò thuộc sở hữu của tôi, nó không có quyền từ chối ra đồng bất kỳ lúc nào tôi cần. Nếu tôi muốn một con người làm việc cho tôi, người đó có quyền đòi hỏi mức lương và quyền lợi trước khi họ quyết định. Về bản chất là, giữa tôi và người lao động là mối quan hệ mua bán. Người lao động có quyền của họ, quyền quyết định nên bán sức lao động cho tôi hay không?!

Nói đến hợp tác xã thì người Việt hay nghĩ ngay đến mô hình kinh tế tập trung đặc trưng của chế độ CS thuần chủng thời trước “đổi mới” 1986. Và nay, mô hình doanh nghiệp kiểu hợp tác xã vẫn còn tồn tại trong nền kinh tế đa thành phần hiện nay. Thế nhưng mấy ai biết bản chất của “hợp tác xã” hôm nay nó hoàn toàn khác với mô hình “hợp tác xã” của những ngày trước “đổi mới” năm 1986? 2 loại hợp tác xã hoàn toàn khác nhau xin chớ nhầm lẫn.

Thực ra “hợp tác xã” nói đơn giản nó là “góp vốn làm ăn chung” mà thôi. Mô hình này xuất phát từ thời con người sống thành từng bộ lạc chứ không phải đến thời Cộng Sản mới có. Thế rồi qua năm tháng mô hình này phát triển dần như hôm nay. Ngày nay, hợp tác xã thực ra nó là người mẹ đẻ ra mô hình công ty cổ phần. Về cơ bản, hợp tác xã và công ty cổ phần mang DNA giống nhau. Sự khác nhau cơ bản là ở công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu, và vốn mỗi người góp được tính dựa trên số cổ phiếu mà mỗi người người nắm giữ mà thôi. Người góp vốn trong hợp tác xã được gọi là xã viên, người góp vốn trong công ty cổ phần gọi là cổ đông. Thực ra giữa xã viên và cổ đông không khác nhau mấy, chỉ khác nhau ở tên gọi. Như vậy rõ ràng, tựa như cổ đông thì người xã viên trong hợp tác xã có tư cách như người chủ chứ không phải là như người làm thuê hay nô lệ. Xã viên làm chủ doanh nghiệp nên về bản chất, hợp tác xã là một loại hình kinh tế tư nhân như loại hình công ty cổ phần mà thôi.

Lại nói về “hợp tác xã” của Cộng Sản thuần chủng, thì bản chất nó khác hoàn toàn hợp tác xã đúng nghĩa như ngày nay. Hợp tác xã thời bao cấp chỉ là cách mượn tên thôi chứ họ không hề vay mượn bản chất. Vì sao? Vì như mô hình hợp tác xã thời đó, thì cơ bản là nhà nước sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất. Mà tư liệu sản xuất là gì? Đó là tất tần tật những gì có thể làm ra sản phẩm bao gồm như: nguyên liệu, lực lượng lao động, công cụ lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên vv.. Mà như ta biết, lực lượng lao động chính là con người. Trong mô hình hợp tác xã kiểu này thì nhà nước sở hữu luôn con người tựa như họ sở hữu con trâu hay con bò và nuôi nó để cung cấp sức kéo vậy. Như vậy loại “hợp tác xã” này chỉ là hợp tác xã trá hình. Bản chất của nó là loại kinh tế tập trung với nhà nước làm chủ nô và xã viên hoàn toàn không có bất kỳ một quyền sở hữu nào trong hợp tác xã đó cả. Nó không phải là loại hình kinh tế tư nhân như hợp tác xã đúng nghĩa. 

Nếu hôm nay bạn đi làm việc cho một hợp tác xã, thì bạn hoàn toàn có quyền ngã giá với đại điện hợp tác xã đó để đi đến hợp đồng mua bán sức lao động (tức hợp đồng lao động) thì trước đây không phải vậy. Trước đây người dân không có quyền lựa chọn mà bạn bị bắt buộc phải làm. Vì sức lao động của bạn thuộc sở hữu của chủ (tức nhà nước) nên bạn không có quyền ngã giá với phía sử dụng lao động. Bạn phải bị bắt đi làm vô điều kiện, mặc dù bạn được họ tặng cho mỹ từ “xã viên”. Như vậy là xã viên trong thời Cộng Sản Thuần chủng trước đây khác hoàn toàn với xã viên hiện nay. Lúc trước xã viên là nô lệ, ngày nay xã viên là ông chủ. 

Còn nhớ thời đó, cứ vào mỗi lúc đầu buổi sáng hoặc buổi chiều, thì hợp tác xã cho người đánh kẻng vang khắp các xóm làng tựa nhu như thứ tín hiệu tập trung súc vật vậy. Và mỗi khi nghe kẻng, các “xã viên” phải hối hả vác cuốc vác xẻng ra đồng như là những tù nhân bị buộc lao động khổ sai. Tất cả mọi thành phẩm của sức lao động của xã viên được đưa về kho của nhà nước như là một dạng trưng thu, xã viên được nuôi ăn bằng hình thức phát tem phiếu, mục đích là làm sao để xã viên tồn tại được trong điều kiện tối thiểu để cung cấp sức lao động cho hợp tác xã. Đó không phải là trả tiền mua sức lao động mà nó là một hình thức nuôi trâu nuôi ngựa để khai thác sức kéo mà thôi. Chỉ khác là xã viên biết nhận tem phiếu để đổi lấy thực phẩm chứ không đợi chủ mang cỏ đến vứt vào máng. Như vậy nói thẳng ra, mô hình hợp tác xã trong chế độ Cộng Sản thuần chủng về bản chất nó là một chế độ nuôi nhốt nô lệ để sử dụng họ như súc vật. Thời đó Cộng Sản lấy từ “hợp tác xã” chỉ mục đích là để che đậy bản chất này thôi chứ nó không phải là hợp tác xã đúng nghĩa, xin mọi người chớ nhầm.

Được biết, ngày 27/03/2020 trên báo Thanh Niên cáo bài viết “Bộ Chính trị: Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu”. Trong nội dung bài viết có nói về chủ trương của Bộ Chính Trị về việc biến Việt Nam thành một đất nước chủ yếu dựa vào mô hình “hợp tác xã” trong tương lai. Việc làm được xem như là một lộ trình Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhưng câu hỏi đặt ra là, ý của Bộ Chính Trị là loại hợp tác xã nào? Hợp tác xã đúng nghĩa hay hợp tác xã trá hình như trước đây ĐCS từng áp dụng? Vì như ta thấy ở tựa bài, họ nói đến “kinh tế tập thể” nên ta có thể hiểu đó là loại hợp tác xã trá hình kiểu thời bao cấp.

Thế nhưng khi đọc vào bài viết, chúng ta thấy họ lại đề cập đến mô hình hợp tác xã trong thời kì kinh tế đa thành phần hiện nay. Mà như đã phân tích trên, mô hình hợp tác xã hiện nay là loại kinh tế tư nhân với xã viên làm chủ không phải là loại hợp tác xã trá hình với xã viên làm nô lệ như trước đây. Sự giống nhau tên gọi đã làm Bộ Chính Trị nhầm lẫn luôn bản chất. Điều này cho thấy Bộ Chính Trị chỉ thấy từ “hợp tác xã” là vơ ngay là chúng giống nhau tất. Từ đây chúng ta có thể thấy Bộ Chính Trị hoặc không nghiên cứu hoặc dốt quá nghiên cứu không ra. Với bản chất như vậy thì thử hỏi năng lực ở đâu mà họ có thể đưa đất nước đến với tiến bộ? Thật bất hạnh thay cho số phận của một đất nước!

-Đỗ Ngà-

BÀI TOÁN KHÓ DO ĐẢNG TỰ TẠO


Có lẽ không ai không biết câu nói “không được bỏ tất mọi quả trứng vào cùng một giỏ”. Vâng! Đây là nguyên tắc rất cơ bản trong quản lý rủi ro. Nói đến doanh nghiệp cũng vậy mà nói đến quốc gia cũng vậy. Như ta biết, đã 34 năm “đổi mới” mà ĐCS Việt Nam vẫn không thể xây dựng một thị trường nguyên liệu có sức cạnh tranh ngay trong nội địa mà phải đi nhập từ nước ngoài, mà đặc biệt chủ yếu là nhập từ Trung Cộng. 

Lấy sự thất bại của chính sách phát triển ngành ô tô là ví dụ. Năm 2000, chính phủ Phan Văn Khải đặt ra mục tiêu nội địa hóa xe dưới 9 chỗ là 40% vào năm 2005 và 60% vào 2010. Thế nhưng đến năm 2010 thì tỷ lệ nội địa hóa các dòng xe từ 9 chỗ trở xuống chỉ từ 7-10% tùy thương hiệu, và đến đây Bộ Công Thương đã tuyên bố thất bại. Sự thất bại trong chính sách nội địa hóa có nguyên nhân là do Việt Nam đã thất bại trong việc xây dựng nền công nghiệp phụ trợ cho các hãng ô tô nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam. Nền công nghiệp phụ trợ rất quan trọng, chính nó sẽ đưa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, và cũng chính nó là nhân tố quan trọng để bắt lấy quá trình chuyển giao công nghệ. Thế nhưng qua cách điều hành của ĐCS, chính sách nền tảng này đã thất bại kéo theo chính sách phát triển công nghiệp ô tô cũng thất bại theo. 

Không chỉ trong ngành công nghiệp ô tô và nhiều ngành khác cũng vậy. Chính vì thế mà nền sản xuất Việt nam bao năm mở cửa cũng chỉ là nhập nguyên liệu từ nước ngoài để gia công, điều đáng ngại là họ chỉ tập trung nhập từ Trung Cộng, tức là họ đã bỏ tất cả các quả trứng vào cùng một giỏ.

Nếu nói thị trường nguyên liệu là nền, thì nền sản xuất của đất nước là phần móng, và nền kinh tế của quốc gia là ngôi nhà. Mà như ta biết móng cắm vào nền, và nhà đứng trên móng. Nếu nền yếu thì móng cũng lung lay làm nhà đổ sụp. Mô hình kinh tế Việt nam hiện nay chẳng khác nào Chùa Một Cột, với nền kinh tế là ngôi nhà, nền sản xuất là cây trụ móng duy nhất, và thị trường nguyên liệu ở bên Trung Cộng là phần nền. Khi nền yếu thì cột trụ có nguy cơ đổ ngã và tất nhiên ngôi chùa kia cũng sẽ chao đảo và ngã nhào theo theo cột trụ. Khi ĐCS Việt Nam xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo mô hình Chùa Một Cột thì rõ ràng, họ đã phạm vào điều đại kỵ của nguyên tắc quản lý rủi ro.

Ngày 11/03/2020 trên báo Vietstock có bài viết “Covid-19 đe dọa suy thoái kinh tế, nhưng bài học gói kích cầu 2009 vẫn còn”, bài báo này có nói rằng “Bộ Công Thương cho biết, rất nhiều doanh nghiệp chỉ có hàng dự trữ đến tháng 3/2020, nếu nguồn cung bị đình hoãn, có thể nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động”. Dù là năm 2019, tăng trưởng GDP đến  hơn 7% nhưng điều đó không nói lên ý nghĩa gì nhiều. Và đến hôm nay khi dịch cúm nổ ra, và kinh tế gặp khó khăn thì ta mới thấy vấn đề của nó. Hóa ra đã qua 34 năm “đổi mới” bằng những quyết định “sáng suốt” của đảng nhưng nay nội lực nền kinh tế lại yếu kém đến thế. Mà cái yếu dễ thấy  nhất là sức đề kháng quá mỏng của các doanh nghiệp Việt. Một vài doanh nghiệp yếu thì đó là lỗi của doanh nghiệp, nhưng hàng loạt doanh nghiệp yếu thì đó là lỗi của chính phủ, lỗi ở việc điều hành kinh tế vĩ mô.

Để giải quyết khủng hoảng do dịch cúm gây ra thì hiện nay Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bung ra gói hỗ trợ tín dụng 250 ngàn tỷ đồng tương đương với 10 tỷ 755 triệu đô và gói hỗ trợ giải pháp trị giá 30 ngàn tỉ tương đương với 1 tỷ 300 triệu đô để giảm thuế và gia hạn thời hạn nộp thuế cho doanh nghiệp. Việc bung tiền thế này thì lạm phát là điều khó tránh khỏi, nhưng điều người ta lo ngại nhất là số tiền hỗ trợ này không được phân bổ về đúng những doanh nghiệp sắp chết mà nó lại rót về những doanh nghiệp sân sau của các quan lớn. Nếu rót về đúng nơi cần thì tất sẽ cứu được hàng loạt doanh nghiệp, và nhờ đó đất nước tránh được nền sản xuất kbị sụt giảm mạnh. Chỉ khi nào làm được như vậy, thì khi đó gói hỗ trợ tín dụng kia mới mang đúng ý nghĩa là “giải cứu”. Còn nếu gói tín dụng rót về doanh nghiệp mà bị bị những bàn tay quyền lực nắn dòng để nó cho đi lộn chuồng sang các ông doanh nghiệp thân hữu thì xem như hỏng. Năm 2009 là bài học, khi đó chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bung gói kích cầu đến 10% GDP để giữ “tăng trưởng cao” nhưng kết quả thì sao? Tăng trưởng chỉ ở 5,2% còn lạm phát tăng vọt lên đến 2 chữ số. Nguyên nhân là gói tín dụng thì triển khai nhưng nó không cứu được những doanh nghiệp cần cứu, phần vì do triển khai chậm phần vì nó bị rót về sai địa chỉ. Thế là dù chính phủ ra tay cứu thì doanh nghiệp vẫn cứ chết hàng loạt, kéo theo hàng hóa được sản xuất bị sụt giảm nghiêm trọng trong khi đó tiền bung ra thị trường thì thừa thãi nên lạm phát cao là tất yếu. Thế là lợi bất cập hại.

Giả sử rằng, nếu gói hỗ trợ tín dụng đó rót về đúng địa chỉ (điều này rất khó trong một xã hội thiếu minh bạch và quen thói lạm quyền như Việt Nam) thì nền sản xuất Việt Nam cũng khó mà thoát khỏi suy thoái, vì sao? Vì như đã nói, ĐCS Việt Nam xây dựng nền kinh tế như Chùa Một Cột, nền sản xuất đang phụ thuộc quá lớn vào thị trường nguyên liệu từ Trung Cộng. Mà Trung Cộng cũng đang lao đao vì cúm, vậy nên nếu doanh nghiệp Việt có tiền cũng khó mà mua được nguyên liệu để sản xuất. Mà mua nguyên liệu từ Trung Quốc thì cần gì? Ngoại tệ. Mà để có ngoại tệ thì cần đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ và EU, trong khi đó 2 nơi này đang bùng phát đại dịch thì xem như nguồn ngoại tệ rót về Việt Nam cũng vơi đi rất nhiều. Đó là lý do tại sao Trần Tuấn Anh đã phớt lờ an ninh lương thực cho toàn dân mà thúc đẩy chính phủ cho phép xuất khẩu gạo để thu về ngoại tệ. Tuy dù cho có vét hết gạo để xuất thì ngoại tệ thu về cũng chẳng là bao, nhưng trong thời kỳ khó khăn này thì một miếng khi đói bằng một gói khi no vậy đành lấy sự an nguy của toàn dân ra đặt cược cho quyết định.

Có thể nói bài toán giải cứu nền kinh tế trong lúc này sẽ dễ hơn rất nhiều nếu ĐCS xây dựng được một thị trường nguyên liệu mạnh ngay trong nội địa. Vì sao? Vì khi đó các doanh nghiệp có thể dùng tiền nội tệ trong gói kích cầu ấy để mua nguyên liệu trong nước mà không cần phải mua ngoại tệ để mua nguyên liệu từ Trung Quốc. Mà như tình hình hiện nay cho thấy, dù doanh nghiệp có đủ ngoại tệ vẫn chưa chắc gì mua được nguyên liệu. Và tất nhiên khi có thị trường nguyên liệu nội địa đủ mạnh thì nền sản xuất không phải bị nghẽn ngay ở khâu nhập nguyên liệu như vậy.

Để hiểu được nền kinh tế Việt Nam thì xin đừng nhìn vào con số tăng trưởng, mà hãy nhìn vào bản chất của nền kinh tế. Thực tế, nền kinh tế Việt Nam rất yếu. Tất cả cũng bởi “công lao” của ĐCS mà ra.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.thesaigontimes.vn/td/301528/chinh-sach-kinh-te-voi-dai-dich-covid-dung-giam-len-vet-xe-do-2009.html

https://thegioihoinhap.vn/thoi-su/nganh-cong-nghiep-o-to-chinh-thuc-that-bai/

NÊN XUẤT KHẨU HAY TÍCH TRỮ?


Quy trình tích trữ vì mục đích an ninh lương thực là gì? Đó là người nông dân bán gạo cho đại lý thu mua, đại lý thu mua bán cho nhà nước, nhà nước cho vào kho dự trữ. Đó là đường đi của lúa gạo, ngược lại, đường đi của tiền sẽ từ nhà nước xuất ra cho đại lý, đại lý sẽ chi trả cho nông dân. Tất cả đều dùng tiền nội tệ.

Quy trình cứu đói là gì? Đó là nhà nước xuất lúa gạo từ kho dự trữ bán cho dân hoặc hỗ trợ miễn phí cho dân. Mục đích là để tránh cho toàn dân rơi vào tình trạng nạn khan hiếm gạo hoặc tệ hơn là đói kém. Mà khi nạn khan hiếm lương thực xảy ra thì thị trường trở nên rối loạn khó kiểm soát, xã hội rối ren. 

Quy trình tích trữ và quy trình cứu đói là 2 quá trình tưởng như ngược nhau, nhưng không phải vậy, chính xác đó là 2 quá trình tương hỗ. Nguyên tắc của nó là tích trữ lương thực lúc thừa để bù đắp cho lúc thiếu. Từ đó chính phủ sẽ kiểm soát rủi ro tốt hơn, xã hội sẽ ổn định hơn.

Quy trình xuất khẩu gạo là gì? Đó là người nông dân bán lúa gạo cho người thu mua, người thu mua sẽ bán cho nước ngoài. Và tất nhiên khi lúa gạo chảy xuôi thì đồng tiền sẽ chảy ngược. Tiền từ nước ngoài sẽ chuyển cho người thu mua bằng ngoại tệ, và người thu mua sẽ chi trả cho nông dân bằng nội tệ.

Nếu nói quy trình tích trữ lương thực và quy trình cứu đói là 2 quy trình mang tính thuận nghịch, thì quy trình xuất khẩu gạo là quy trình chỉ có một chiều. Nghĩa là khi lúa gạo đã được bán cho nước ngoài rồi thì sẽ không còn lúa gạo để cứu đói cho dân nếu đất nước cần. Đó là cái giá phải trả khi quyết định xuất khẩu lúa gạo.

Như vậy hãy so sánh, giữa quá trình tích trữ và quá trình xuất khẩu thì người nông dân có bị mất mát gì không? Hoàn toàn không. Người nông dân không mất gì cả. Vì sao? Vì trong cả 2 quá trình đó, người nông dân đều bán được gạo và thu tiền. Chẳng ai cướp không của nông dân cả. Trong trường hợp này, chỉ cần nhà nước đừng ép giá nông dân là mọi vấn đề sẽ ổn. Việc này nếu Nguyễn Xuân Phúc làm không nổi thì chỉ đáng là đồ vứt đi.

Tiếp theo ta hãy so sánh, quyền lợi người thu mua trong 2 trường hợp đó có thiệt thòi gì không? Người thu mua không mất mát gì cả. Vì sao? Vì trong 2 trường hợp ấy, người thu mua vẫn mua kẻ này bán cho kẻ khác và lấy giá trị chênh lệch để kiếm lời. Có chăng là khi bán cho nước ngoài thì những người thu mua sẽ kiếm lời đậm hơn vì lúc này cầu của thị trường rất lớn, nhưng khi bán cho nhà nước họ lại kiếm lời ít hơn vì giá cả được nhà nước mua theo sự quyết định của chính phủ. Nên nhớ, trong lúc này , khi mà nhân dân đang gặp khốn khó thì điều mà chính phủ cần làm ngay là phải ra tay chặn đứng hiện tượng vét lúa gạo xuất khẩu. Vì sao? Vì nếu không chặn rất có thể toàn dân sẽ phải chịu đói để cho con buôn làm giàu, như thế là không được. Lúc đất nước khó khăn, nhiệm vụ của chính phủ là phải bắt những nhà buôn cùng xìa vai gánh vác khó khăn với toàn dân chứ không thể để họ tước lấy quyền lợi của toàn dân làm giàu cho mình được.

Như vậy qua đây chúng ta thấy quyền lợi của nông dân và người thu mua đều không có gì thiệt hại gì cả. Vậy sự khác nhau trong 2 trường hợp này là gì? Ở đây có 2 sự khác nhau cơ bản, và chính sự khác nhau ấy nó sẽ dẫn đến quyền lợi của dân sẽ khác nhau rất lớn:

Sự khác nhau thứ nhất, đó là khi các người thu mua lúa gạo bán cho nước ngoài thì họ sẽ thu về ngoại tệ, còn khi bán cho nhà nước họ thu về nội tệ. Hay nói cho rõ là khi xuất khẩu gạo thì sẽ có nguồn ngoại tệ rót vào trong nước, còn khi họ bán cho nhà nước thì không có nguồn ngoại tệ chảy về. Mà khi nhà buôn thu được ngoại tệ thì tất nhiên họ sẽ bán một phần để mua nội tệ trả cho nông dân. Khi đó, với hệ thống thu gom ngoại tệ bủa khắp, thì trước sau gì lượng ngoại tệ đó cũng rót về nhà nước bằng cách này hay cách khác. Mà khi tiền thuộc về nhà nước thì chắc chắn một phần không nhỏ sẽ được rót vào túi quan chức dưới dạng tham nhũng. Và từ đó, quan chức có nhiều ngoại tệ để cho con du học, mua nhà mua xe, đầu tư thẻ xanh vv… Vậy nếu xuất khẩu, đảng có lợi còn dân thì đối diện với rủi ro.

Sự khác nhau thứ nhì, đó là khi nhà buôn bán cho nước ngoài thì xã hội sẽ có nguy cơ mất an ninh lương thực. Nếu dịch bệnh kéo dài thì cũng đến lúc kho dự trữ cạn kiệt. Mà thực sự có ai biết dịch bệnh kéo dài trong bao lâu không? Hoàn toàn không biết. Như vậy sẽ không ai có thể tính toán được lượng lương thực tích trữ là bao nhiêu để cho vừa cả. Chỉ biết, cần phải tích trữ càng nhiều càng tốt mà thôi. Nên đừng ai phán bừa là lương thực dự trữ đã đủ. Có thể nó sẽ đủ trong trường hợp không có dịch bệnh, nhưng khi có dịch bệnh thì bao nhiêu cũng không đủ.

Như vậy qua phân tích 2 sự khác biệt ấy, chúng ta có thể tóm tắt như sau. Nếu nhà buôn bán cho nhà nước thì đời sống nhân dân được đảm bảo, còn nếu họ bán cho nước ngoài thì đời sống người dân sẽ đối diện với nguy cơ thiếu đói và bù vào đó là nhà nước có nhiều ngoại tệ hơn, và quan chức cũng có điều kiện cưa lấy một phần lượng ngoại tệ đó bằng cách chạy chính sách cho những con buôn gạo ra nước ngoài, và hình ảnh Trần Tuấn Anh muốn hoãn thi hành lệnh cấm nhập khẩu của thủ tướng là một ví dụ. Như vậy khi xuất khẩu gạo lợi cho ai hại cho ai và khi tích trữ lợi ai hại ai chắc mọi người đã rõ.

Thực ra để cho vẹn toàn, thì hôm nay nhà nước phải thu mua để tích trữ. Nếu dịch bệnh kéo dài thì sẽ  có đủ lương thực ứng phó, còn nếu bệnh dịch tắt sớm thì khi đó xuất kho lưu trữ ra để xuất khẩu cũng chưa muộn.  Khi dịch  tắt thì nước ngoài cũng vơi đi khá nhiều lương thực dự trữ của họ, lúc đó cầu của thị trường nước ngoài vẫn còn rất cao và việc xuất khẩu thu lợi lớn lúc đó là an toàn nhất. Vậy nên, kế sách vẹn toàn là tích trữ trước ứng phó sau. Nếu dốc hết cho xuất khẩu, không những đây là hành động thiếu sáng suốt mà là còn là việc làm ác với dân nữa. 

Hiện nay trên mạng xã hội có một số người đã viết, lương thực thừa rất nhiều và nông dân cần xuất khẩu. Ủa? Không xuất khẩu thì nông dân vẫn bán lúa thu tiền chứ họ có bị cướp đâu mà nhất thiết phải xuất khẩu nhỉ? Và cũng có người cho rằng, lúa gạo hiện đang thừa đủ để dự trữ. Ủa? Chứ có ai biết dịch bệnh sẽ kéo dài trong bao lâu đâu mà bảo lúa gạo đủ để dự trữ nhỉ? Xin đừng phán bừa mà hãy phân tích cho thật kỹ và lấy quyền lợi của toàn dân làm ưu tiên hàng đầu. 

Thực ra có một số người bênh vực cho quyết định cho xuất khẩu gạo hoặc họ không nhìn thấy vấn đề vĩ mô hoặc họ cố tình lý luận nhập nhằng để bảo vệ những con buôn gạo thời dịch bệnh này. Họ đã nhập nhằng điều gì? Đó là họ đã lấy sự thừa thãi của nông dân để ủng hộ xuất khẩu. Họ cố thình đồng hóa từ “nông dân” và “toàn dân”. Thực ra nông dân thừa nhưng chưa chắc gì toàn dân thừa. Vậy nếu nông dân thừa mà toàn dân thiếu thì tại sao nông dân không bán phần thừa ấy cho nhà nước, để nhà nước phân phối lại cho toàn dân mà đi mang gạo bán cho nước ngoài? Lúc này, khi mà cả thế giới như tê liệt vì dịch cúm, thì chính phủ hãy đừng xuất khẩu. Nếu dốc hết gạo xuất khẩu thì điều đó là ác với dân lắm. Thật đấy!

-Đỗ Ngà-

CỘNG SẢN KHÔNG THỂ THAY ĐỔI


“Only when the last tree has died, the last river been poisoned, and the last fish been caught will we realise we cannot eat money”, câu này tạm dịch là “Chỉ khi mà cái cây cuối cùng bị đốn xuống, dòng sông cuối cùng bị nhiễm độc, và khi con cá cuối cùng bị đánh bắt thì chúng ta mới nhận ra rằng, tiền không thể ăn được".

Vâng! Đó là câu châm ngôn nổi tiếng của một Người Mỹ bản xứ- người Indian. Và cho nến nay nước Mỹ đã quá văn minh nhưng câu châm ngôn ấy ẫn sống mãi. Nó sống mãi vì đơn giản nó chính là chân lí, chân lí muôn đời. Câu nhắc nhở này giúp mọi người hiểu rằng, dù xã hội có hiện đại đến đâu thì tiền cũng chỉ là phương tiện để chúng ta có được lương thực và nước uống để duy trì sự sống. Xin khẳng định chỉ có lương thực và nước uống mới mới nuôi sống chúng ta chứ không phải tiền. Khi lương thực đã đã hết, nước sông đã cạn thì có ai nhét tiền vào mồm để sống không? Không. 

Hiện nay khi dịch bệnh bùng phát trên khắp thế giới thì hậu quả rõ ràng là giao thông bị hạn chế và sản xuất bị đình trệ. Khi ấy, an ninh lương thực trở thành vấn đề sống còn với quốc dân đồng bào. Có thể nói, với tình hình dịch bệnh khó lường như hiện nay thì rất có thể đất nước sẽ đến lúc phải nhận ra rằng “À! Hóa ra tiền không thể ăn được”. Nếu hôm nay chưa nhận ra điều đó thì ngày mai có hối hận sẽ là quá muộn. Lúc đó cái đói ập đến cho hàng triệu người thì ai chịu trách nhiệm?

Được biết vào ngày 23 tháng 3, sau cuộc họp thường trực Chính Phủ thì Văn Phòng Chính Phủ đã ra Thông báo số 121/TB-VPCP cho ngưng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Nội dung của bản thông báo chủ yếu là nằm ở điểm b và điểm c của khoản 2 mà thôi. Nội dung của 2 điểm này như sau: (xin trích)

“b) Đồng ý với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công Thương tạm dừng việc xuất khẩu gạo đến hết tháng 5 năm 2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước. Giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể hóa việc tạm dừng xuất khẩu gạo theo trình tự thủ tục rút gọn (có hiệu lực ngày ký).

c) Bộ Tài Chính chỉ đạo Tổng Cục Dự trữ Nhà nước khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo kế hoạch được giao để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu đột xuất, cấp bách; chỉ đạo Tổng Cục Hải Quan dừng việc mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo từ 0 giờ ngày 24 tháng 3, đối với những lô hàng đã được đăng ký mở tờ khai hải quan  trước 0 giờ ngày 24 tháng 3 năm 2020 thì tiếp tục được thực hiện” (hết trích)

Theo Thông báo từ Văn Phòng Chính Phủ thì đề nghị ngưng xuất khẩu gạo là của ông Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh, nhưng không hiểu sao chỉ sau 1 ngày ra thông báo thì ông Bộ Trưởng này lại cho gởi một công văn hỏa tốc đến Thủ tướng và yêu cầu ngưng thực hiện điểm b và một phần điểm c của khoản 2 trong Thông báo số 121/TB-VPCP? Mà nói cho cùng, nội dung chính của Thông Báo 121/TB-VPCP chính là điểm b và c của khoản 2 này thôi. Vậy nếu ngưng thi hành 2 điểm này có khác nào hủy Thông Báo 121/TB-VPCP của thủ tướng? Trần Tuấn Anh chơi trò gì đây? Có kèo thơm nào vừa đút vào miệng ông ngay sau khi Thông báo vừa kí hay sao mà ông quay ngoắt 180 độ một cách khó hiểu như vậy? 

Thực tế có nhiều bằng chứng cho thấy, những số liệu mà phía Trung quốc đưa ra là những con số không phản ảnh đúng thực tế đang diễn ra trong nội địa Trung Quốc. Và không loại trừ khả năng hiện nay Trung quốc vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh. Bằng chứng là ngay sau khi Trung Quốc cho thấy đã kiểm soát được dịch thì họ lại mua tích trữ gạo một cách đột biến. Hành động tích trữ gạo nó tự tố cáo tình hình dịch bệnh chưa hề bị dập tắt.  Đứng trước miếng mồi béo bở này. Có lẽ ông Trần Tuấn Anh đã quên mất hàng triệu con người trong nước đang đứng trước nguy cơ thiếu lương thực, nên ông đề nghị được xuất gạo sang cứu dân “nước bạn” chăng? Tất nhiên theo quy luật cung cầu, nếu xuất khẩu gạo lúc này là sẽ lời khẳm, và tất nhiên nếu ông Bộ Trưởng hóa giải được Thông báo của Văn phòng Thủ tướng  thì ắt phần “công” của ông ta là không nhỏ đối với bọn con buôn gạo. Với hành động chỉ sau 1 ngày mà ông bộ trưởng này đã thay đổi 180 độ thì nói thật, ông ta cũng là một thứ con buôn cao tay chứ không phải hạng vừa.

Trần Tuấn Anh được ông Trần Đức Lương cho đi Tây học hành, nhưng không biết ông này học như thế nào mà ngày nay ông ta đã trở thành một con buôn hám lợi vô nhân tính, nhẫn tâm phớt lờ những tai họa đang trao lơ lửng trên đầu đồng bào mình. Người CS  được cho đi học ở xứ tự do, dường như họ không học gì về những tính nhân bản ở xứ này. Dù đi Tây học thì trong họ chỉ toàn là những dã tâm của người CS, đó là một thực tế đã được chứng minh trên hàng loạt ông lãnh đạo Tây học của CS chứ không riêng gì Trần Tuấn Anh. Vậy nên, đừng hy vọng gì ở lớp trẻ Tây học của con cháu CS. CS không thể thay đổi mà chỉ thay thế, Boris Yeltsin nói quả không sai tí nào.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://baoquocte.vn/bat-chap-dich-covid-19-kim-ngach-xuat-khau-gao-viet-nam-sang-trung-quoc-tang-hon-700-112118.html



VIRUS TÀU THẬT ĐÁNG SỢ!
Đỗ Ngà

Hôm nay tổng số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới đã gần 400 ngàn, số người chết đã vượt 17 ngàn người. Và hiện nay, ổ dịch đang bùng phát mạnh ở khối EU và Mỹ - là nơi có 2 nền kinh tế mạnh nhất nhì thế giới . Theo báo Strait Times thì sau nhiều ngày yên ắng, hiện nay Trung Quốc đã có thêm 78 ca mới chủ yếu là du nhập từ nước ngoài.

Vâng! Như vậy con coronavirus được Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài từ hơn 2 tháng trước. Trong suốt những tháng qua chính quyền Trung Cộng đã nỗ lực dập tắt và tình hình dịch bệnh mới vừa tạm yên thì nay con virus này trở về nhập khẩu trở lại Đại Lục – nơi mà nó được sinh ra. Không biết trước đây chính quyền Bắc Kinh có tính đến nguy cơ này không? Theo như những gì mà Trung Cộng đang làm thì rõ ràng trước đây họ đã không hề tính đến nguy cơ này. Vì nếu họ tính như vậy, thì sao họ không trung thực thông tin để toàn dân cùng chung tay chống dịch khi nó mới chớm nở? Chính hành động bắt giam bác sỹ Lý Văn Lượng để ém thông tin tạo điều kiện cho con virus bùng phát và xa hơn nữa là nó tàn phá đất nước Trung Quốc chán chê thì nó lại xuất khẩu ra khắp thế giới để tàn phá tiếp. Đứng trước thảm họa đại dịch của Mỹ thì người Trung Quốc đã hả hê, nhưng chưa kịp thỏa mãn cơ hả hê ấy thì con virus ấy lại quay trở về quê nhà để muốn nhắc nhở người Trung Quốc rằng “Ngươi đừng tự mãn quá sớm!”. Thế là Trung quốc lại phải bắt đầu một chu kỳ chống dịch mới.

Công tác chống dịch cần phải có thông tin trung thực, bình tĩnh và không được nóng vội. Cả dân cũng như chính quyền đều hết sức bình tĩnh thì mới không gây hoang mang cho xã hội. Chỉ có vậy thì mới có thể khống chế được cơn đại dịch này.  Còn nhớ vào tháng trước, khi mà dịch bệnh đang lan nhanh ra diện rộng trên toàn thế giới thì chính quyền CS Việt Nam đã vội vàng công bố hết dịch cho tỉnh Khánh Hòa và chuẩn bị công bố hết dịch trên toàn quốc. Đây chính là tư tưởng nóng vội trong công tác phòng chống dịch, bản chất này nên bỏ. Được biết, hiện nay trường học ở Việt Nam đang cho học sinh đến trường trong khi xung quanh chúng ta dịch đang bùng phát dữ dội. Đây là quyết định vừa mạo hiểm vừa nóng vội và vừa chủ quan. Tuy chính quyền đang cố gắng chống dịch, nhưng rất có thể những nỗ lực đó sẽ đổ sông đổ biển bằng những quyết định nóng vôi như thế.

Như ta biết, Trung Quốc đã ghìm được dịch thì chưa bao lâu dịch quay trở lại, Việt Nam cũng ghìm được dịch không phát triển một thời gian rồi nó cũng bung và bây giờ đã 123 ca nhiễm. Cái đáng sợ của con virus này là nó sẽ quay lại ngay khi người ta tưởng như an toàn nhất. Không biết thế giới sẽ đối phó với con virus này thế nào? Bởi vì cứ có giao thông còn thì nó còn phát tán. Cứ còn hoạt động kinh tế còn thì nó còn có thể phát tán. Thật là đáng ngại!

Hôm nay trên báo Vnexpress cho biết, chính phủ Thái đã ban hành tình trạng khẩn cấp ở quốc gia này. Chính phủ nước này đã cho lập các trạm kiểm soát trên các tuyến đường để hạn chế tình trạng người dân kéo về quê mang theo dịch bệnh phát tán khắp nơi. Và cũng hôm nay trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cho biết, Tập đoàn Ford Motor Ford  Chennai, Sanad, Ấn Độ đã tạm dừng từ ngày 21/3 và theo kế hoạch, nhà máy Ford tại Việt Nam sẽ tạm ngừng sản xuất vào ngày 26-3 tới đây. Tiếp theo đó Ford tại Rayong -Thái Lan sẽ tạm ngưng vào ngày 27/3, và tiếp theo là nhà máy lắp ráp Silverton và nhà máy động cơ Struandale ở Nam Phi cũng sẽ tạm ngừng hoạt động. Đấy là những ví dụ điển hình về sự ngưng trệ giao thông, tê liệt sản xuất do dịch cúm mang lại.

Được biết, chỉ mới vào đầu tháng 3, khi mà dịch bệnh chưa bùng phát mạnh ở Âu Châu và Mỹ thì người ta đánh giá sự tác hại của dịch bệnh với kinh tế thế giới chủ yếu dựa vào sự tổn thất bên trong nội địa Trung Quốc. Nhưng nay, khi mà cả EU và Mỹ cũng đều bùng phát dịch thì kinh tế thế giới bị tác động mạnh hơn người ta tưởng rất nhiều. Như đã nói bài trước, bài  “tàu Cộng đã chuẩn bị gì để bứt phá?” tôi đã có viết đại ý rằng, kinh tế Tàu Cộng sẽ chịu tác động kép từ bên trong nội tại của nó và cả từ bên ngoài tác động lên nữa. Tổn thất từ bên trong diễn ra trước, tổn thất từ bên ngoài xảy ra sau. Đó là sự tác động kép mà các nhà dự đoán kinh tế cần phải xét đến. Có thể nói, sự tàn phá của con virus corona nó tựa nhưng quả bóng cao su vậy. Nó cứ bay đến quốc gia này rồi lại dội sang quốc gia khác, và cứ như nó lại dội trở về điểm xuất phạt để thực hiện tiếp chu kỳ tàn phá mới. Virus corona quả là khó lường!

Rất mong vaccine phòng cừa căn bệnh này  đưa vào sử dụng đại trà, càng sớm càng tốt. Vì nếu muộn, không biết thế giới này sẽ đi về đâu? Không trị được con virus này, thì rất có thể loài người sẽ trở về với nền kinh tế tự cung tự cấp như thời kỳ mông muội. Con virus đáng sợ này đáng ra nó phải mang tên virus Tàu để như là một tấm bia sống nhắc nhở thế giới rằng “Hãy cẩn thận những gì xuất phát từ Tàu Cộng!”. Nó vô cùng nguy hiểm!

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.nst.com.my/world/world/2020/03/577513/china-reports-78-new-imported-cases-fears-grow-second-wave
https://vnexpress.net/the-gioi/thai-lan-ban-bo-tinh-trang-khan-cap-quoc-gia-4074237.html

https://www.thesaigontimes.vn/td/301434/hang-o-to-dau-tien-tam-dung-lap-rap-de-phong-tranh-covid-19.html

https://baoquocte.vn/covid-19-khien-nam-2020-se-la-nam-day-bat-on-doi-voi-kinh-te-the-gioi-111126.html

TÀU CỘNG ĐÃ CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ BỨT PHÁ?


Trung Quốc có xuất phát điểm là một nước đông dân, nghèo. Chính điều đó mà khi Trung Quốc mở cửa thì các cường quốc thi nhau đầu tư vào quốc gia này để tận dụng sức lao động rẻ và khai thác thị trường rộng lớn này. Qua nhiều năm mở cửa và nhờ sống cộng sinh với những nền kinh tế tiến bộ, Trung Quốc cũng giàu có lên như là một lẽ đương nhiên. Và với dân số gấp đôi Âu Châu, Trung Quốc dễ dàng vượt qua Nhật Bản và chiếm lấy vị trí nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Đời người bao giờ cũng có lúc thịnh lúc suy. Lúc thịnh thịnh thì cơ hội tới tấp đổ về và anh trở nên giàu có. Sự giàu có ấy nó có bền lâu hay không nó còn phụ thuộc rất nhiều vào trí tuệ của anh nữa. Khi thịnh anh có nhiều tiền, nhưng đồng tiền đó được anh đầu tư một cách thông minh thì cái thịnh đó nó sẽ là bàn đạp đưa anh lên một tầm cao mới, tầm cao đấy chính là sự bền vững. Còn nếu anh vô minh, thì khi qua thời thịnh vượng ấy, anh lại trở về với nghèo khó vốn có của anh. Nói tóm lại, thời thế là điều kiện khách quan, nó đến được với ta  thì cũng có lúc nó bỏ ta mà đi. Trí tuệ là điều kiện chủ quan, chỉ có trí tuệ mới ở với ta mãi mãi, và cũng chỉ có trí tuệ mới nâng tầm được đẳng cấp của ta lên. Thời thế mang đến cho ta tiền bạc nhưng trí tuệ giúp ta giữ tiền được bền lâu. Những gì được xây dựng trên nền tảng trí tuệ thì đều bền lâu.

Tương tự như cuộc đời con người, thì lịch sử một quốc gia cũng vậy. Quốc gia nào cũng đều có lúc thịnh lúc suy. Lúc thịnh quốc gia trở giàu có, nhưng khi thịnh mà lãnh đạo đất nước và nhân dân (quan trọng nhất là tầng lớp lãnh đạo đất nước) đất nước đó không thay đổi tư duy để theo kịp với thế giới văn minh, thì ắt cái sự thịnh vượng đó không bền vững. Venezuela là một ví dụ, nhờ dầu mỏ tăng giá, đất nước này đã có sự phồn vinh bậc nhất Nam Mỹ. Nhưng khi đã phồn vinh mà chính quyền Hugo Chavez lại mang trí tuệ ăn lông ở lỗ thì kết quả là, hết thời hưng thịnh đất nước liền chìm trong tối tăm của đói nghèo và bất ổn. Hàn Quốc là một ví dụ cho trường hợp khác. Khi thời kỳ thịnh vượng đến, đất nước này trở nên giàu có. Và điều đáng nói ở đây là khi đang thịnh như vậy, quốc gia này đã chuyển mình sang dân chủ thành công. Chính vì thế mà năm 1997 khi bão khủng hoảng tài chính ập đến, hàn Quốc đã trụ vững và nay họ được đứng trong hàng ngũ G20 của thế giới.

Venezuela và Hàn Quốc là 2 mẫu đất nước có được thịnh vượng, nhưng cách mà mỗi nước giữ lấy sự thịnh vượng đó lại hoàn toàn khác nhau. Đây là một bài học cho Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đang đi đến hồi kết của chu kỳ thịnh vượng nhưng xem ra sự thay đổi tư duy trên thượng tầng chính trị của đất đất nước này không thể như Hàn Quốc được. Đã vậy tư duy của người Trung Quốc Đại lục cũng chẳng gì khả quan. Cái đầu của anh thấp hơn đống tiền thì làm sao anh giữ được đống tiền ấy nguyên vẹn? Vậy nên, để nâng tầm quốc gia không chỉ đơn giản là anh giàu lên mà cần phải có thêm điều kiện đủ nữa. Điều kiện đủ đó là đầu anh phải đủ cao.

Hôm nay trên mạng có xuất hiện hình ảnh một cổng chào bằng hơi được dựng lên trước nhà hàng bán cháo nổi tiếng ở đường Thái Nguyên, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Trên cổng chào đó có treo một khẩu hiệu có nội dung rằng: "Nhiệt liệt chào mừng đại dịch ở Mỹ quốc. Chúc dịch bệnh ở tiểu Nhật Bản thuận buồm xuôi gió trong một thời gian dài”. Đây là một thái độ hả hê khi họ khi nước Mỹ và Nhật Bản đang vật lộn với dịch cúm. Khẩu hiệu không biết là xuất phát từ phía chính quyền hay người dân, có vẻ như phía chính quyền. Nhưng dù xuất phát từ phía nào thì hình ảnh này nó nói lên 2 ý nghĩa: Thứ nhất, nó tố cáo lên rằng, người Trung Quốc có tâm thức hằn học, hiếu thắng, lòng chứa đầy đố kỵ và có ác tâm khi hả hê khi đại họa ập xuống kẻ khác; Thứ nhì, khẩu hiệu này nó đã tố cáo tầm hiểu biết rất lùn của nhưng người chủ trương dựng nó lên.

Vì sao câu khẩu hiệu này lại thể hiện tầm trí tuệ thấp? Là như đã nói bài trước “Sự “sáng suốt” của vị quan thầy ĐCS Việt Nam” rằng, Trung Quốc đang ở vị trí trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu. Họ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Nghĩa là nền kinh tế của họ rất cần Mỹ, EU, Nhật Bản và nhiều nước khác tiêu thụ hết những gì họ làm ra. Như vậy, họ hả hê khi Mỹ và Nhật bị dịch bệnh thì có khác nào họ hả hê khi nền kinh tế của họ bị siết cổ? Mà như ta biết, nền kinh tế toàn cầu hiện nay là một mạng lưới chằng chịt, trong đó các chuỗi cung ứng như là những sợi chỉ dệt nên tấm lưới ấy. Tấm lưới này trải dài từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ châu lục này đến châu lục khác. Chính vì thế mà khi kinh nền tế Mỹ hắt hơi thì kinh tế Trung Quốc cũng chao đảo.  Như vậy khi thấy Mỹ và Nhật Bản gặp họa dịch bệnh mà hả hê thì có thể nói, những người này chẳng hiểu biết gì cả.

Sự thịnh vượng của Trung Cộng rồi cũng sẽ đến hồi kết thúc. Tư duy lãnh đạo CS Tàu Cộng vốn đã ấu trĩ vì mải nhốt trong 2 cái rọ với chủ nghĩa  Đại Hán ở trong và chủ nghĩa Mác-Lê-Mao bên ngoài, thêm vào đó là dân trí của dân Tàu tầm như thế thì liệu Trung Cộng có vững bước vượt qua bẫy thu nhập Trung Bình và gia nhập vào hàng ngũ quốc gia tiến bộ không? Thực tế cho thấy Tàu Cộng vẫn chưa chuẩn bị đủ trí tuệ để có thể đứng vào hàng ngũ giành cho các quốc gia tiến bộ được. Vì sao? Bởi đơn giản, họ vẫn chưa muốn gọt bỏ chất mọi rợ bên trong họ được.  

-Đỗ Ngà-

SỰ “SÁNG SUỐT” CỦA VỊ QUAN THẦY ĐCS VIỆT NAM


Hiện nay Italia đã vượt rất xa Trung Quốc về số người chết vì dịch Cúm Tàu, 4125 so với 3144. Trong khi đó người nhiễm ở Italia chỉ bằng 68% số người nhiễm tại Trung Quốc, điều này làm cho rất nhiều người nghi ngờ con số ca nhiễm và tử vong mà phía chính quyền Trung Cộng thông báo.

Người ta nghi ngờ Trung Quốc cũng hoàn toàn hợp lý, bởi vì như ta biết, chính quyền Trung Quốc đã phơi bày hành động chống lại những thông tin trung thực từ rất sơm khi mà họ đã bắt bỏ tù bác sỹ báo động dịch cúm. Và sau đó thực tế đã cho thấy, vị bác sỹ kia đã đúng còn chính quyền Trung Quốc đã lộ rõ bản chất một chính quyền cố tình bưng bít thông tin. Thêm vào đó là mới đây, 3 nhà mạng điện thoại di động của Trung Cộng bị sụt giảm gần 15 triệu thuê bao. Một sự sụt giảm bất thường qua 2 tháng mùa dịch đã cho thấy, con số mà chính quyền Trung Quốc đưa ra là không đáng tin cậy.

Như tôi đã phân tích trong bài “Bí Ẩn Trong Sự Thành Công Của Việc Kiểm Soát Dịch Bệnh” rằng, nỗ lực chống dịch của chính quyền chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ, điều kiện đủ là ý thức của toàn dân trong công tác phòng ngừa dịch bệnh. Mà để cho dân không chủ quan thì trước hết chính quyền phải trung thực và minh bạch thông tin. Ở đây chính quyền Trung Quốc đã giấu diếm thông tin vì họ xem bản thân ĐCS Trung Quốc hoàn toàn có thể làm được tất cả mà không cần đến sự tự chống dịch của nhân dân và họ đã sai. Họ sai phần vì thiếu tầm nhìn, phần thì thói kiêu ngạo CS.

Điều mà chúng ta thấy ở chính quyền CS Trung Quốc là họ cứ luôn luôn bưng bít thông tin, chỉ thừa nhận sai không không còn đường chối cãi. Hành động này của quan thầy ĐCS Việt Nam xuất phát từ tư tưởng là phải tạo ổn định chính trị bằng mọi giá, cứ có tin tức xấu là auto ém hoặc chế số liệu dù đó là nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Chính vì cách làm kiểu con vẹt như vậy mà đã đưa đến những hệ lụy không thể nào lường hết được.

Nếu thừa nhận sự cảnh báo của bác sỹ Lý Văn Lượng sớm thì rất có thể lúc đó cả chính quyền và nhân Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn rồi. Để đến khi dịch bùng phát làm chính quyền mất kiểm soát thì mới thừa nhận thì lúc này đã quá muộn. Dịch đã nhanh chóng lan khắp Trung Quốc và lan ra toàn thế giới. Nếu thừa nhận dich cúm đúng với thực tế xảy ra thì chính quyền Trung Cộng có 2 cái lợi: thứ nhất là không bị lộ chân tướng dối trá trước dân; thứ nhì là có thể khống chế được dịch bệnh tốt hơn để tránh thiệt hại lớn về sau. 

Được biết, khi cơn dịch bùng phát, chính quyền Trung Cộng đã vất vả đối phó. Họ đã cho phong tỏa tất cả 14 tỉnh và thành phố. Chỉ tính trong phạm vi 14 tỉnh và thành phố này thôi thì nó đã đóng góp đến 69% GDP cũng và chiếm đến 78% xuất khẩu của Trung Quốc. Và thêm vào đó là 5 tỉnh thành lớn khác chiếm 50% tổng số việc làm và 48% tổng doanh thu bán lẻ của nền kinh tế Trung Quốc là Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang, Bắc Kinh, Sơn Đông cũng nhận hậu quả nặng nề. Hậu quả là có đến gần 90% các doanh nghiệp nằm ở khu vực này gặp khó khăn. Ước tính có đến một nửa số lao động trên toàn Trung Quốc hiện không ở trong các nhà máy. Đấy chỉ là mới thiệt hại kinh tế bên trong nội địa Trung Quốc, ngoài ra khi mà để dịch bệnh lan ra thế giới, Trung Quốc sẽ thiệt hại nhiều hơn nữa khi bị thế giới mà đặc biệt là các thị trường lớn tác động ngược trở lại nền kinh tế Trung Quốc. 

Như ta biết, nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc xuất khẩu rất nhiều. Hiện nay tất cả các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có đầu tư rất lớn vào nước đông dân này. Nhờ đó mà Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới, là nơi khởi đầu của rất nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu. Như ta biết, chuỗi cung ứng toàn cầu là một chuỗi liên tục có điểm xuất phát là nơi nguyên liệu thô ở nước này nhưng điểm tiêu thụ cuối cùng là ở nước khác. Được biết năm 2019, Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch là 2.500 tỷ USD vượt xa nước thứ nhì là Mỹ chỉ có 1.700 tỷ USD. Điều này cho thấy, Trung Quốc quốc gia xuất phát rất nhiều chuỗi cung ứng nhất.

Khi mà Mỹ và EU bùng phát dịch thì điều đó kéo theo các đơn đặt hàng từ các thị trường này sẽ bị cắt giảm hoặc bị hoãn. Chính điều này nó sẽ làm cho nền sản xuất Trung Quốc đình trệ một thời gian dài sau khi Trung Quốc đã kiểm soát dịch và lực lượng lao động của đất nước này đã hoàn toàn để sẵn sàng làm việc trở lại. Đây chính cách mà thế giới tác động ngược trở lại nền kinh tế Trung Quốc khi mà chính cách xử lý vô cùng yếu kém của ĐCS Trung Quốc khi đã để con virus Corona xuất khẩu sang Mỹ và EU. Sự tác động ngược này được xem là cú hồi mã thương do Trung Quốc đã để virus dich bệnh bắn vào người ta. Không phải cứ xuất khẩu những thứ xấu xa mà bình không nhận hậu quả đâu, mà ngược lại có nhân thì ắt có quả. Nếu cộng với những thiệt hại trực tiếp bởi dịch cúm gây ra nữa thì có phải Trung Quốc phải chịu thiệt hại kép không? Năm 2019 được biết là năm tăng trưởng thấp nhất trong 30 năm qua của nền kinh tế Trung Quốc, nên rất có thể thiệt hại kép này sẽ kết thúc luôn giai đoạn tăng trưởng cao của Trung Quốc và đưa đất nước này vào quỹ đạo trì trệ lâu dài.

Có người cho rằng, khi dịch cúm bùng phát thì cả Âu Châu và Mỹ chỉ đóng cửa biên giới là để kiểm soát dịch bệnh lây lan do sự di chuyển của các cá nhân, chứ họ hoàn toàn không phải đóng cửa giao thương hàng hóa hay ngừng nhập khẩu hàng từ các nước này. Vâng! Lập luận này mới nghe có vẻ như đúng nhưng thực ra đây là cái nhìn hạn hẹp chỉ thấy 1 mà không thấy 2. Biết rằng Mỹ và EU không cấm giao thương buôn bán với Trung Quốc, nhưng nên nhớ, trong chuỗi cung ứng toàn cầu tính từ khâu làm ra nguyên liệu thô ở Trung Quốc cho  đến điểm cuối cùng là khách hàng tiêu thụ ở Mỹ và EU, thì khi mà điểm cuối bị nghẽn thì ắt điểm đầu cũng ứ. Như ta biết, một khi Mỹ và EU có dịch người dân xứ này sẽ bị cách li, điều đó kéo theo nhu cầu của họ cũng bị cắt giảm đi rất nhiều. Mà ta biết điểm cuối cùng của chuỗi cung ứng là người tiêu dùng.

Như vậy, giả sử như, nếu chính quyền Trung Quốc ủng hộ cảnh báo của bác sỹ Lý Văn Lượng thì rất có thể đã tránh được sự thiệt hại kép này. Sự cứng đầu, hành động máy móc như con vẹt, tự cho mình làm trái quy luật tự nhiên đã đưa Trung Quốc đến với khủng hoảng lâu dài. Cái gì cũng có cái giá của nó. Như vậy qua đây chúng ta thấy rằng, ĐCS Tàu cũng vô minh làm bừa và phải trả giá đắt chứ nó có phải là sáng suốt đâu? Có chăng nó chỉ sáng suốt hơn ĐCS Việt Nam mà thôi. Thật bất hạnh khi mà nhất cử nhất động của ĐCS Tàu đều được ĐCS Việt Nam bê nguyên si về áp trên đầu nhân dân mà không biết chọn lọc. Quang thầy đã vô minh thì kẻ bắt chước nó có thể “chí minh” được sao? Dân tộc Việt Nam đúng là một dân tộc bất hạnh!
-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.thesaigontimes.vn/301220/con-duong-nao-de-doanh-nghiep-viet-vuot-qua-cu-soc-nguon-cung-do-dai-dich.html

https://ndh.vn/infographic/infographic/quoc-gia-lanh-tho-nao-xuat-khau-nhieu-nhat-tren-the-gioi-1258495.html

MÂM QUYỀN LỰC VỪA DỌN LÊN, ÔNG LIỀN XUẤT HIỆN NHƯ MỘT CON MÃNH THÚ


Sau nhiều ngày im hơi lặng tiếng thì ngày 19/03 ông Nguyễn Phú TRọng cũng xuất hiện chủ trì cuộc họp của Tiểu Ban Nhân Sự Đại Hội 13. Và ngay hôm sau là có tin Bộ Chính Trị quyết định cách chức “cựu bí thư thành ủy” của Lê Thanh Hải. Việc cách một chức vụ mà người ta không còn giữ nữa ngay trong lúc này nói lên điều gì? Chống tham nhũng ư? Không! Đấy là trò tranh giành quyền lực.

Việc cách chức “nguyên bí thư thành ủy” của ông Lê Thanh Hải làm cho nhiều người có suy nghĩ trái chiều. Người thì cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng đang làm trò trẻ con khi diễn trò cách chức mà ông Lê Thanh hải đã không còn giữ nó nữa. Còn người khác thì cho cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng đang “chống tham nhũng quyết liệt”, vì nhưng người này cho cho rằng, đây là dấu hiệu cho một lộ trình bắt Lê Thanh Hải. Thực ra thì từ việc cách một chức mà ông Lê Thanh Hải giữ nữa cho đến việc bắt giữ ông này là một khoảng còn xa lắm. 

Như ta biết, cơ cấu giúp cho mỗi cá nhân chiếm lấy quyền lực  trong hệ thống chính trị độc tài CS hoàn toàn khác với hệ thống chính trị dân chủ. Ở nước dân chủ, việc tranh thủ lá phiếu người dân quyết định sự thành bại của cá nhân đó trên con đường tìm kiếm quyền lực cho mình. Thế nhưng ở Việt Nam thì khác, muốn leo lên nấc thang quyền lực mới buộc cá nhân đó phải được sự ủng hộ của những cựu quan chức đã về hưu. Hay nói cách khác, chính quyền CS luôn giữ chế độ quyền lực cho những “thái thượng hoàng”, đó là một quy tắc bất thành văn. Chính vì cơ chế như vậy mà trong ĐCS luôn hình thành nhiều phe cánh, cơ cấu trong mỗi phe đó gồm những quan chức về hưu và các quan chức đương nhiệm. Họ luôn liên kết lại để chiến, và đôi khi vì tranh giành quyền lực mà họ có thể thuốc nhau cho xanh cỏ. Ở Việt Nam, quyền lực được xây dựng dựa trên thế mạnh của nhóm lợi ích chứ nó không dựa trên sự quyết định của nhân dân như xứ dân chủ.

Những cựu Ủy Viên Bộ Chính Trị luôn là những người có được đặc ân giới thiệu nhân sự cho vị trí ủy viên trung ương hoặc bộ chính trị khóa sau, mà thường giới thiệu là được. Tùy theo quyền lực mà những ông bà cựu ủy viên bộ chính trị đó và cũng tùy vào phe cánh của họ mạnh hay yếu mà họ có thể vào cơ cấu cho các ghế quyền lực lớn hay nhỏ trong các kỳ ăn chia. Cơ chế này chính là một loại mô hình “thái thượng hoàng tham gia triều chính” trong một triều đình phong kiến trá hình hiện nay. 

Như ta biết, có một giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2001 ĐCS Việt Nam đã duy trì chức danh Cố Vấn Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Đây là vị trí dành cho các ông đã từng nắm vị trí như Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng. Đây chính là giai đoạn ngắn ngủi họ công khai việc tham gia triều chính của các thái thượng hoàng. Ngày nay các chức danh đó đã không còn nữa, nhưng những đặc ân giành cho các thái thượng hoàng thì vẫn còn. Nhờ đó mà các ông quan lớn khi đã mãn nhiệm, họ vẫn có thể thọc tay vào các cuộc đại hội bằng cách “giới thiệu” người của mình vào ban chấp hành mới.

Còn nhớ trước thềm đại hội 12, trước khi rút khỏi bộ chính trị, ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa được Đinh La Thăng vào Bộ Chính Trị và chiếm được ghế Bí Thư Sài Gòn. Hay xa hơn nữa là năm 1997, khi Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh rời ghế quyền lực nhưng 2 ông này cũng đã đưa được Nguyễn Tấn Dũng vào Bộ Chính Trị. Nói thế để chúng ta thấy, chức “cựu” tuy không còn quyền lực nổi, nhưng họ vẫn còn những đặc ân trong đảng, đặc ân rất lớn. Chính những đặc ân bất thành văn đó mà họ có thể đưa phe cánh của mình vào trong Bộ Chính Trị hoặc chí ít cũng vào ủy viên trung ương. Cho nên có thể nói, việc ông Nguyễn Phú Trọng cho cách chức “cựu bí thư thành ủy” của ông Lê Thanh Hải hoàn toàn không phải vì công lý mà là chỉ vì mục đích muốn ngăn ông này cơ cấu người của mình vào Trung Ương mà thôi.

Lê Thanh Hải gây ra nỗi oan cho bà con Thủ Thiêm nay đã hơn 20 năm với tội chứng rành rành. Thêm vào đó là năm 2016 ông này  rời khỏi vũ đài chính trị rồi, lúc ấy cơ hội buộc Lê Thanh Hải phải trả giá cho những tội lỗi của mình với bà con dân oan Thủ Thiêm đã rất rõ sao Nguyễn Phú Trọng không ra tay mà để đến cận kề đại hội 13 đem ông này ra cách đi chức mà ông ta không còn giữ? Rõ ràng là, nếu có thiện chí chống tham nhũng thì ông Nguyễn Phú Trọng đã triệt Lê Thanh Hải như triệt Đinh La Thăng từ sớm rồi chứ không phải để ông này nhởn nhơ nhiều năm nay. 

Việc cách chức “nguyên bí thư thành ủy” của Lê Thanh Hải nói cho cùng, đó không phải là cách thực thi công lý bằng luật pháp mà nó chỉ là trò cản giò nhau trong cuộc chạy đua nhân sự cho Đại Hội 13 mà thôi. Nguyễn Phú Trọng cho cách một chức vụ mà ông Lê Thanh Hải đã không còn giữ nữa thì về mặt pháp luật là vô nghĩa. Và tất nhiên đứng ở góc nhìn của dân Thủ Thiêm – nạn nhân ông ta, thì nó cũng chả có ý nghĩa gì cả. Hành động cách chức “nguyên bí thư thành ủy” nó không bắt ông Hải phải trả bất gì cái giá nào cho tội lỗi mà ông này đã gây ra với nhân dan Thủ Thêm. 

Nguyễn Phú Trọng, ông già đã 76 tuổi và sức khỏe không tốt nhưng vẫn quyết giữ 2 ghế mà không buông. Điều đó cho thấy, con người ông này say máu quyền lực như thế nào?! Đất nước bị ngoại bang đe dọa. ông lặn. Đất nước bị thiên tai, ông lặn. Đất nước bị dịch bệnh, ông lặn. Nhưng đến lúc chia chác quyền lực ông trồi lên và đấu đá hăng say. Đối với ông  không có gì đáng để ông quan tâm, chỉ có quyền lực mới làm ông xuất hiện. Khi mâm quyền lực vừa dọn lên thì liền xuất hiện trong một hình dạng của con mãnh thú. Và ông đã chiến như mãnh thú thật. Đáng sợ!

-Đỗ Ngà-

BÍ ẨN TRONG SỰ THÀNH CÔNG CỦA VIỆC KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH


Ngày 19 tháng 2, sau 2 tháng vật lộn với sự bùng phát cúm Vũ Hán thì đồ thị số ca nhiễm bệnh mới của Trung Cộng có chiều hướng giảm dần. Ngay ngày hôm đó, Trung Quốc đã đạt đến 74.500 ca nhiễm. Và cũng đúng vào ngày hôm đó, Hàn Quốc chỉ mới có 51 ca nhiễm, ít hơn Việt Nam hiện nay. Ấy và mà trong những ngày tiếp theo, số ca nhiễm ngày hôm sau cứ gấp đôi so với ngày hôm trước và liên tục như vậy đến 4 ngày liên tiếp làm cho chính quyền Hàn Quốc chới với và tuyên bố bất lực. Tiếp tục 12 ngày sau số ca bệnh mỗi ngày cứ tăng đều từ 1.000 đến 2.000 ca mới và thế giới nghĩ rằng, Hàn Quốc sẽ là Vũ Hán thứ 2. Thế nhưng sau 12 ngày ác mộng đó, đó số ca nhiễm mới của Hàn Quốc bắt đầu giảm rõ rệt và Hàn Quốc được xem như là quốc gia đã khống chế được dịch bệnh quái ác này.

Hãy lấy mốc ngày 19 tháng 2 để ta so sánh tình hình giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngày đó, Trung Quốc đang có số ca nhiễm gấp 1.561 lần Hàn Quốc, đồng thời điều kiện y tế của Trung quốc thì đang quá tải không đủ cho bệnh nhân mới. Ngược lại, lúc đó Hàn Quốc đang dư khả năng y tế để chăm sóc những bệnh nhân mới. Ấy vậy mà sau ngày 19 tháng 2 đó, tình hình dịch bệnh của Trung Quốc giảm dần còn Hàn Quốc thì lại bùng phát. Vậy trong 2 điều có thể nhìn thấy được ấy, chúng ta không thể nào khẳng định Hàn Quốc đang ở trong tình trạng nguy hiểm hơn Trung Quốc. Ấy vậy mà điều khó hiểu đó lại xảy ra, chuỗi ngày sau đó là ác mộng của chính quyền và nhân dân Hàn Quốc. Vậy mấu chốt tạo ra bất ngờ đó là ở đâu?

Và đến hôm nay, khi mà cả Hàn Quốc và Trung Quốc về cơ bản đã kìm hãm được cơn đại dịch thì chúng ta mới có thể phân tích được những điều ẩn giấu làm nên sự khác biệt đó. Để hiểu rõ tôi xin tinh gọn con số ca nhiễm của Hàn và Tàu để minh họa cho dễ hiểu. Để mọi người thấy rõ hướng đi của cơn đại dịch.

Ngày thứ nhất, giả sử Trung Quốc có 8 bệnh nhân mới và số lây bệnh chỉ có 4. Như vậy sang ngày thứ 2, Trung Quốc sẽ có 4 bệnh nhân mới (cứ cho nhiễm bệnh 1 ngày rồi phát bệnh để dễ hiểu) nhưng số người ủ bệnh chỉ có 2. Và cứ như thế, số người nhiễm bệnh mỗi ngày luôn ít hơn số người phát bệnh thì tự nhiên số bệnh nhân mới sẽ giảm dần theo thời gian và kéo theo là cơn dịch sẽ tắt dần theo dạng bong bóng xì hơi. Ngược lại với Trung quốc, nếu ngày thứ nhất Hàn Quốc chỉ có 1 nhân mới nhưng lại có đến 2 người đang bị lây bệnh. Và sang ngày thứ 2, Hàn Quốc lại có 2 bệnh nhân mới nhưng lại có thêm 4 người bị lây bệnh. Và cứ thế, số bệnh nhân hôn sau cứ cao hơn hôm trước nên cơn dịch nhanh chóng lan rộng và chẳng bao lâu vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Vậy là điều quan trọng là gì? Đó là nếu đất nước nào ở trong tình trạng số người lây bệnh nhiều hơn số ca phát bệnh trong cùng một đơn vị thời gian, thì ắt đất nước đó đang ở vào tình thế nguy hiểm chứ không phải là đất nước ấy có số ca bệnh nhiều hay ít. Vậy câu hỏi đặt ra là, liệu trên thế giới có chính quyền nào có thể kiểm soát được số người lây bệnh? Không một chính quyền nào có thể cả. Bởi vì số ca lây nhiễm luôn là ẩn số. Vậy nên, đối với mỗi chính quyền thì họ chỉ có thể làm tốt những gì có thể mà thôi chứ không một chính quyền nào có thể kiểm soát được những thứ vô hình như sự lây nhiễm cả. Việc quan trọng bậc nhất là cần đánh động được ý thức trách nhiệm của mỗi người dân thì may ra cơn đại dịch mới được kiểm soát. Còn một mình chính quyền dù làm tốt cỡ nào thì đó cũng chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ. Điều kiện đủ là ý thức của toàn dân. 

Được biết ngày 21 tháng 2 khi cả nước chỉ có 291 ca nhiễm thì chính quyền Hàn Quốc đã tuyên bố bất lực. Ấy vậy mà đến ngày 07 tháng 3 khi quốc gia này đã có đến 7.131 ca nhiễm thì Hàn Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh. Có phi lí không? Không phi lí. Cái phi lí là chúng ta đã hiểu sai về tần quan trọng của điều kiện cần mà điều kiện đủ. Rất nhiều người coi nhẹ ý thức dân, đặc biệt là chính quyền CS Việt Nam, chính quyền này rất hay thổi phồng năng lực của mình. Điều này rất nguy hiểm, vì rất có thể điều đó sẽ tạo ra ý thức có phần chủ quan của thành phần ngây thơ trong xã hội. Thành phần nào tin đảng thái quá thì coi chừng chuốc bệnh vào thân. Hãy ghi nhớ rằng, Hàn Quốc là đất nước giàu có, và nền y tế Hàn Quốc là nền y tế tiên tiến nhưng họ bất lực ngay ở mốc 291ca bệnh. Ấy vậy mà ở ngay mốc 7.131 ca nhiễm đất nước này đã kiểm soát cơn đại dịch. Vậy lúc có đến 7.131 cả nhiễm thì ai ra tay cứu cho chính quyền Hàn Quốc? Xin thưa, đấy là ý thức của người dân nước. Ý thức này hình thành nhanh chóng ngay lúc chính quyền đã hoàn toàn không thể kiểm soát nổi.

Như ta biết, khi Hàn Quốc chỉ có 51 ca, thì lúc đó ý thức người dân nước này còn đang rất chủ quan. Chính sự chủ quan ấy nó gây ra tình trạng số người lây nhiễm cao hơn số ca phát bệnh trong cùng thời gian. Và cứ thế số ca bệnh cứ tăng từng ngày. Khi số ca bệnh tăng chóng mặt, người dân hoảng sợ và biết tự cách li và biết tuân thủ những khuyến cáo một cách nghiêm ngặt. Lúc này khi mà cho dù cho số ca phát bệnh đã rất cao nhưng số ca lây nhiễm cứ ít hơn số ca phát bệnh, và cứ thế đại dịch mới dần dần trở về tầm kiểm soát mặc dù chính cơn dịch này trước đó chính quyền hàn Quốc hoàn toàn bất lực.

Vậy qua đây chúng ta rút ra bài học là gì? Đấy là mỗi người dân phải có trách nhiệm với chính mình. Không được chủ quan và tuân thủ mọi khuyến cáo của phía chính quyền đưa ra. Chỉ có vậy mới kiểm soát được dịch bệnh chứ thật sự, dù cho đất nước có rất tiến bộ như Italia hay Hàn Quốc hay Mỹ thì chính quyền cũng điều tỏ ra bất lực ngay khi số ca bệnh còn đang chưa cao. Chẳng có 1 chính quyền nào đủ giỏi để tự mình dập dịch mà không cần ý thức của người dân. Nên nhớ, chỉ có ý thức về phòng chống bệnh tốt trong tất cả mọi người mới có thể ghìm cơn đại dịch khỏi hiểm họa bùng nổ. Quyền lực hay nhiều tiền cũng phải có ý thức, đừng ngu xuẩn không tuân thủ những khuyến cáo thì rất có thể hậu quả của nó là những mất mát không thể nào khắc phục được. Nhớ! Đừng tự cao tự đại làm những điều ngu xuẩn như bệnh nhân số 21 và 34.

-Đỗ Ngà-


BÀN VỀ THÓI “KIÊU NGẠO CỘNG SẢN”


Năm 2009, trả lời phỏng vấn của BBC Việt Ngữ, nhà văn Dương Thu Hương đã cho biết, nếu không có người em của bà cứu thì chính quyền CS đã cho người giết chết bà rồi. Bởi vì khi ấy, chính bà đã viết bài có tựa “Đảng phải biết ơn nhân dân” và một số bài viết khác chạm vào những tử huyệt mà Cộng Sản muốn che đậy. 

Dựa vào dân trí thấp mà ĐCS đã xấc láo bắt dân phải nhớ ơn đảng trong khi đó thực tế là ngược lại. Như ta biết, chiến tranh tương tàn suốt 21 năm, dân phải đổ hàng triệu mạng sống nhưng quang vinh thì đảng ôm hết mà đảng lại buộc dân phải biết ơn mình. 

Giả sử có một người bắt bạn phải hy sinh cho cho hắn, sau khi cống hiến và chịu đựng bao khổ đau và mất mát bạn cũng mang được vinh quang về cho hắn. Thế nhưng sau chiến thắng đó, hắn không hề biết ơn bạn mà ngược lại, hắn còn bắt bạn phải biết ơn hắn. Với con người như vậy thì bạn sẽ đánh giá hắn thuộc loại người nào? Và chắc chắn không khó để kết luận “hắn” là một loại người đã chạm đến cái tột cùng của sự khốn nạn.

Thực tế nhân vật “hắn” ấy chính là ĐCS. Cách hành xử của nhân vật “hắn” đấy cũng chính là cách mà ĐCS đã đối xử với nhân dân Việt Nam. Đảng đã hoang phí đến hàng triệu sinh mạng của đồng bào theo mình để tương tàn với đồng bào khác ý thức hệ. Khi núi xương và sông máu của dân đã xây nên chiến thắng cho đảng thì  đảng lại bắt dân phải nhớ ơn mình. Và hơn thế nữa, đảng cũng bắt dân phải đời đời nhớ ơn kẻ đã dùng xương máu đồng bào để “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” làm nên vinh quang cho đảng. Đây là một thực tế mà chính quyền CS không bao giờ muốn cho dân biết, chính vì vậy mà chiến dịch nhồi sọ để ngu dân hóa dân tộc luôn là sách lược mang tính sống còn của đảng. Nếu có bất cứ ai lật tẩy bản chất nàycủa đảng thì dưới con mắt của đảng đều là “đáng chết”. Và nhà văn Dương Thu Hương là người như thế, với đảng thì bà là người cần phải bị trừ khử.

Hiện nay người ta nói đến cái bản chất “kiêu ngạo ngạo Cộng Sản” cũng là đề cập đến bản chất ấy. Từ “kiêu ngạo” là một từ quá nhẹ, vì bản chất của sự kêu ngạo nó không chất chứa tội ác và sự khốn nạn, nhưng bản chất này của Cộng Sản nó lại có cả tội ác và sự khốn nạn trong đó. Chính vì thế có lẽ chúng ta cần phải định nghĩa rõ ràng về thói “kiêu ngọa Cộng Sản” để mọi người khỏi phải nhầm lẫn nó với tính kiêu ngạo thông thường.

Có thể nói tính thói “kiêu ngạo Cộng Sản” là một bản chất đã ngấm vào máu thịt của đảng này từ khi nó mới hình thành cho đến nay. Tựa như kẻ sống bám khốn nạn, ĐCS dùng thuế dân để chi tiêu cho đảng, vậy mà đến hôm nay đảng vẫn cứ ra rả “công ơn” của mình với nhân dân, với đất nước. Đứng trên những đồng tiền thuế được làm từ xương máu đồng bào, đảng giăng bức màn “thiếu minh bạch” để chắn hết tầm mắt giám sát của nhân dân, với mục đích là đằng sau bức màn đó những quan chức thi nhau bốc hốt dọn hết tiền xương tiền máu của đồng bào để làm giàu cho bản thân. Ấy vậy mà bà đã không biết ơn, bà chủ tịch Quốc hội CS - Nguyễn Thị Kim Ngân lại còn lên mặt hách dịch vặn vẹo nhân dân rằng “Các ngươi đã làm được gì cho đất nước?”. 

Vâng! Đấy là thói “kiêu ngọa Cộng Sản”, dù rằng đến hôm nay, các chính quyền ở xứ văn minh đã từng bước xây dựng một nhà nước phúc lợi để phục vụ cho dân đúng nghĩa tôi tớ thì ngược lại, nhà nước của ĐCS Việt Nam đã tìm cách bóc lột dân bình và bắt dân phải biết ơn. Có thể nói rằng, trong tính “kiêu ngạo Cộng Sản” nó không chỉ có cái ác, cái khốn nạn không thôi mà nó còn chứa cả sự vong ân trước quốc dân đồng bào nữa. Chính vì cái bản chất này mà mỗi lần họa đến, đảng không không bao giờ nghĩ đến việc xuất bất cứ thứ gì để cứu trợ cho dân mà ngược lại còn buộc dân phải đóng góp nhiều nữa để cho người của đảng có cơ hội bòn rút.

Khi dịch cúm Tàu bùng phát trên toàn cầu thì bên kia đại dương, tại nước Mỹ xa xôi, tổng thống của họ đã lên dự toán ngân sách trình Quốc hội duyệt hỗ trợ mỗi người dân 1.000 đô để phòng chống dịch. Trong khi đó tại Việt Nam, ông Thủ tướng Cộng Sản lại kêu gọi toàn dân đóng góp cho chính phủ phòng chống dịch. Cũng có người biện minh rằng “Đất nước còn nghèo, sao bì với nước Mỹ giàu có được?”. Vâng! Đất nước này nghèo thật, nhưng cái nghèo đó nói cho cùng là do ai tạo ra? Nếu không có cái nghèo của đất nước thì làm sao có được cái giàu của giới quan chức được? Đó là thực tế. Vậy nếu dân góp thì tiền thì những đồng tiền đó sẽ đi về đâu? Chắc chắn một lượng lớn sẽ vào túi quan và còn lại những giọt ít ỏi là giành cho việc chống dịch bệnh. Thói “kiêu ngạo Cộng Sản”  và “tột cùng của sự khốn nạn” có thể nói tuy hai nhưng mà một. Thật sự kiêu ngạo Cộng Sản nó là như vậy./. 

-Đỗ Ngà-

TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI VÀ KẾT QUẢ


Cũng trồng một loại cây như nhau cây, nhưng nếu người nông dân có lương tâm, có trách nhiệm với xã hội thì tất trái ngọt kia là những thứ hoa quả sạch. Lợi người lợi ta là bản chất của người lương thiện. Còn nếu là người nông dân bất lương, tham lam, chỉ biết lợi về mình thì họ sẽ dùng những loại thuốc độc hại cốt để làm cho cây trái có bề ngoài tốt tươi nhưng bên trong đầy độc tố để bán được tiền. Hại người lợi ta là bản chất của kẻ bất lương. Tương tự như vậy, chính quyền là người nông dân còn xã hội là hoa quả. Cho nên người ta nói chính quyền nào thì người dân đó là vậy.

Để đối phó với những lời chỉ trích chế độ, chính quyền CS đã dùng tiền thuế của dân để nuôi một lực lượng 10 ngàn người được gọi là Lực Lượng 47. Chủ trương của chính quyền là dùng bọn này phá hoại facebook những người phản biện. Thêm vào đó là họ cũng nuôi hàng vạn Dư Luận Viên với mục đích chuyên chửi bới những người phản biện chính quyền bằng những lời lẽ tục tĩu nhất, mất dạy nhất. Và trên thực tế, nếu chính quyền cộng sản biết địa chỉ những người có tiếng nói ảnh hưởng họ sẽ cho công an sắc phục cùng với côn đồ đe dọa hoặc hành hung những người này mà không dựa trên một cơ sở luật pháp nào. Hay như việc công an bắt bớ phạt tiền, cưỡng bức người dân viết cam kết không được phát ngôn trên facbook như thế này như thế kia là những hành động không theo một chuẩn mực luật pháp nào cả. Hay như việc đài truyền hình quốc gia VTV đưa một cuộc thú tội được làm theo kịch bản lên truyền hình cũng là cách làm không theo chuẩn mực của pháp luật. Hay nửa đêm khuya bộ công an dùng lực lượng hùng hậu ập vào nhà người nông dân giữ đất giết người mang đi và phanh thây nạn nhân như vụ Đồng Tâm thì họ đã dựa vào cơ sở luật pháp nào? Không dựa vào cơ sở pháp luật nào cả. Mà một khi chính quyền có thói quen hành động không dựa vào chuẩn mực của luật pháp thì đó chính là một chính quyền bất lương.

Chính quyền bất lương thì không thể tạo ra một xã hội tử tế được. Thực tế trong xã hội Việt Nam, con người ta phải vừa sống vưà phòng ngừa mọi lúc mọi nơi. Để sống lương thiện thì người ta phải chiến đấu rất nhiều với lương tâm và với xã hội xung quanh. Sống lương thiện ở Việt Nam phải nói là một kỳ công chứ không hề đơn giản. Người sống lương thiện ở xứ này như phải luôn lội dòng nước ngược vậy. Đó là một thực tế. Thử hỏi, cả một bộ máy nhà nước cứ è cổ dân mà ăn cướp thì làm sao họ có thể tạo ra một xã hội không trộm cướp được? Chính vì thế dân Việt nhìn đâu cũng muốn sở hữu dù cho những thứ đó không phải của mình. “Đất đai sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý” là một câu nói lừa dân. Thằng “toàn dân” là thằng nào, nó có tư cách pháp nhân gì không mà có quyền sở hữu? Không có! Đấy là lừa còn gì? Một  chính quyền mà dùng đủ thứ trò lừa gạt để làm nên luật pháp phục vụ mục đích cai trị, cướp đoạt thì nhà nước ấy lương thiện được sao?

Khi bạn bước một bước chân ra khỏi đất nước và quan sát, thì bạn sẽ thấy rất rõ. Ngay sát nách ta, những nơi mà thế giới xem là vùng trũng thì chúng ta đã thấy khác. Ngay tại đất nước Campuchia hay Thái Lan, nếu có trải nghiệm bạn sẽ thấy những nơi này trộm cắp vẫn ít hơn Việt Nam rất nhiều. Mà xã hội mà ít trộm cắp hơn thì rõ ràng xã hội đó lương thiện hơn. Đến Sihanoukville- Campuchia bạn có thể mang xa máy quẳng đâu đó rồi tắm biển vô tư mà không sợ mất xe. Đến Thái Lan, bạn có thể quẳng xe máy ngay dưới chân cầu đi bộ rồi đón phương tiện khác đi chơi cả ngày mà không sợ mất xe. Đấy là chỉ mới lấy ví dụ những quốc gia quanh ta, nơi mà những chính quyền còn rất nhiều vấn đề đáng lên án chứ họ chưa thực sự là một chính tử tế như những chính quyền ở văn minh ở xứ Âu Mỹ. Ấy vậy mà họ cũng đã tạo được một xã hội tử tế gấp bội lần xã hội Việt Mam. 

Chính quyền nào thì nhân dân đó. Chính quyền hèn với ngoại bang và ác với dân mình thì dân cũng vậy. Dân thì hèn với chính quyền nhưng rất ác với nhau, đặc biệt là với những người yếu thế hơn mình. Một chính quyền mà bỏ tiền ra nuôi bọn Dư Luân Viên để chúng dùng những thứ ngôn từ hung hăng, mất dạy để tấn công người khác thì rõ ràng xã hội này cũng đầy rẫy những loại người như thế. Ngoài lĩnh vực chính trị, trên không gian mạng hay ngoài đời thực thì người Việt cũng thường tỏ ra hung hăng, chửi bới người ta bằng những thứ ngôn từ ngữ tục tĩu. Đó chẳng phải là xã hội đã sao lại bản chất đó từ thượng tầng chính trị hay sao? 

Nhân Ngày Quốc tế An toàn Internet 11 tháng 2 ( Tiếng Anh Safer Internet Day) của Microsoft, thì Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia có chỉ số mức độ kém văn minh trên không gian mạng (DCI, Digital Civility Index) cao nhất. Ra đường thì cứ chằm chằm vào thiên hạ để tìm xem ai có dấu hiệu “láo” trên mặt là tìm cách gây sự đánh người, loại này ở Việt Nam rất nhiều. Hay ra đường vênh váo thường tự cho mình là ông trời để hiếp đáp kẻ cô thế hơn mình như kiểu “mầy biết tao là ai không?” rồi gây sự, loại này thì ở Việt Nam cũng không ít. Hung hăng với kẻ yếu thế, hèn nhát với kẻ mạnh hơn mình đấy là đặc trưng của xã hội Việt Nam. Xã hội tập hợp những loại người như vậy là xã hội nát, vì với những con người như thế thì không bao giờ tạo thành sức mạnh để thổi bay cái xấu ở thượng tầng được. Nhưng may thay, ở Việt Nam cũng còn một số nhỏ gần mực mà không đen. Mong rằng số nhỏ này sẽ là nhân tố đổi thay để cứu lấy một đất nước nát bét về đạo đức và nhân cách. 

Người Việt Nam rất hung hăng nhưng cũng rất hèn nhát, âu cũng có cái lí của nó. Một chính quyền bất lương không thể tạo ra một xã hội khá hơn được. “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trăm năm trồng người”. Nói trồng cây thì phá cây, nói trồng người thì tàn phá nhân cách con người tan nát. Đấy là “thành quả” mà chính ông Hồ và đảng ông ta đã ra tay “chăm bón”. Một kết quả rất rất đắng cho dân tộc!

-Đỗ Ngà-

Tham khảo: https://www.thesaigontimes.vn/300782/thua-hung-du-thieu-van-minh-tren-mang.html

CHỐNG DỊCH BẰNG CÁCH... ĐỐT TIỀN

Chi phí xét nghiệm cho 8 triệu dân bằng số tiền chích 6 triệu mũi vaccine, nghĩa là tổng chi phí cho một lần xét nghiệm bằng 75% chi phí cho...

Tag

16 chữ vàng (2) 1954-1975 (1) 2 trong 1 (1) 30/04/1975 (3) 300 áo dài (1) ác (1) ác hơn (1) Alexande de Rhodes (1) AMAX (1) an ninh lương thực (2) án oan (6) an sinh (1) Án tử hình (1) Anh em nhà nó (1) Anna Creek (1) Aung San Suu Kyi (1) Ăn cắp (1) ăn cướp (1) ăn mày (1) Ăn vạ (1) Ấn Độ (4) bác sỹ Hoàng Công Lương (3) Bạch tuộc (1) bài học (2) Bài học lịch sử (3) Bài mới (145) Bài toán (1) Bãi Tư Chiến (2) Bãi Tư Chính (2) Bạn (1) bản chất (1) Ban cố vấn (1) bán đất (1) bán nước (5) bán phá giá (1) bàn tay thượng đế (1) Ban Tuyên Giáo (1) bán tước (1) bạn vàng (1) Bản vị vàng (1) Bánh vẽ (2) Bão giá (2) bão Goni (1) Bạo loạn (1) Bão lũ (1) Bạo lực cách mạng (1) Bão Molave (1) bạo quyền (3) bảo vệ (1) bảo vệ đảng (1) Barack Obama (1) Bảy Lốp (1) Bắc Kinh (4) Bắc Thuộc (1) Bắc Vân Phong (2) bằng dỏm (1) Bằng giả (2) Bắt chước (1) bắt cóc (3) bất công (2) Bất lương (1) Bầu cử (4) bầu cử là quyền và nghĩa vụ (1) bầu cử Mỹ (2) bẫy (1) bầy chó (1) bẫy nợ (2) bầy quỷ (1) Bẫy thu nhập trung bình (1) Bẫy Thucydides (1) Bệnh hoạn (1) Bị lợi dụng (1) Biden (2) Biển Đông (4) biểu tình (1) bình yên (2) bịp bợm (1) bịt khẩu trang (1) Bitcoin (2) bóc lột (1) Bolshevik (1) Bong bóng đầu cơ (1) boong ke (1) bóp méo (1) Bóp méo luật pháp (1) BOT (8) BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài (1) BOT bẩn (5) BOT chùa (1) Bộ Chính Trị (2) Bộ Công An (1) Bộ Công Thương (1) Bộ Dục (1) Bộ Giáo Dục (2) Bộ GTVT (2) Bộ máy nhà nước (1) Bộ mặt mới ĐCS (1) Bộ Quốc Phòng (1) bộ TNMT (1) Bộ Xây Dựng (1) Bộ Y Tế (1) bội chi (1) bơm tiền (1) bù nhìn (1) bức cung (1) Bức tranh (1) C.B (1) Cá leo cây (1) cá nóc (1) Cách li (2) Cách mạng 4.0 (1) cái ác (1) Cải cách (1) Cai Lậy (1) Cam Ranh (1) Camera thông minh (1) Campuchia (1) cảnh báo (1) Cao Tốc Bắc Nam (2) Cát Hanh Long (1) Cát Linh - Hà Đông (2) Cắt xén hỗ trợ (1) cấm pháo (1) Cấn Thị Thêu (1) cất cánh (1) Cậu Ấm Đỏ (1) câu cá (1) cầu cứu thánh thần (1) CCRĐ (2) chà đạp luật pháp (1) chạy án (1) châm ngôn (1) chậm tiến (1) chậm trễ (1) Chầu (1) Châu Á (1) chế độ (1) Chỉ định thầu (1) Chí Phèo (1) chi tiêu (1) chi y tế (1) chia rẽ dân tộc (1) Chiến Lang (1) chiến tranh (4) Chiến tranh bin giới (1) Chiến tranh công nghệ (3) chiến tranh thương mại (1) Chiến tranh thương mại (3) chiến tranh tiền tệ (1) chiêu cũ (1) Chìm xuồng (1) Chinazi (1) Chính nghĩa (1) Chính Phủ (1) chính quyền (1) chính quyền bẩn (1) Chính quyền đô thị (1) Chính quyền sạch (1) chính sách (6) chính sách 3 không (1) Chính sách 4 không (2) Chính sách bệnh hoạn (1) chính sách lớn (1) chính sách ngầm (1) Chính sách ngoại giao (1) chính trị bình dân (1) chính trị Việt Nam (1) CHIPS (1) chống dịch (2) chống luận điệu xuyên tạc (1) chống ngập (1) chống tham nhũng (1) Chủ bại (1) Chu kỳ thành công (1) chủ nghĩa bè phái (1) Chủ nghĩa đa nguyên (1) Chủ Nghĩa Đại Hán (1) Chủ quyền (1) chủ tớ (1) Chùa Ba Vàng (3) Chùa Cam Chúc (1) Chúa chổm (1) chùa Phúc Khánh (1) chuỗi cung ứng (4) chuỗi giá trị (1) Chuỗi giá trị toàn cầu (1) Chuỗi trân châu (1) chuyển biến (1) chuyển giá (2) Chuyển giao (1) chữ nôm (1) CHXHCNVN (1) CNCS (1) CNTB (1) CNXH (4) có học (1) con bò sữa (1) Con cờ (2) Còn đảng còn mình (1) Con lừa (1) Con mồi (1) con tốt Việt Nam (1) Coronavirus (20) Covid (1) COVID-19 (24) Cô Chiêu Đỏ (1) cô gái giao gà (1) cố vấn ban chấp hành trung ương đảng (1) cỗ xe không phanh (1) Cỗ xe tam mã (1) công an (5) công án (1) công an biểu tình (1) Công an trị (3) Công Giáo (1) Công hàm (2) Công lý và CS (1) công nghiệp 4.0 (1) công nghiệp phụ trợ (1) Cộng Sản (2) Cơ chế (1) cờ đỏ sao vàng (1) cơ hội (1) CPTPP (4) CS (5) CSGT (1) cụ Kinh (1) cụ Kình (1) Cuba (1) Culi (1) cúm (3) Cúm Tàu (1) Cúm Vũ Hán (3) Cuồng (1) cuồng Hồ (1) cuồng Trump (1) cường quốc (1) cướp (1) cướp đất (2) Cướp nước (1) cừu (2) cứu trợ (4) Cyprus (1) dán chủ (1) dân chủ (6) dân oan (1) dân phòng (1) dân quân (1) Dân tộc (1) dân trí (1) dân vận (1) Deawoo (1) Deep state (1) Detroit (1) Dễ công khó thủ (1) di cư (3) Dịa chấn (1) dịch bệnh (2) Diễn Biến Hòa Bình (2) diễn kịch (1) diệt chủng (1) Doanh nghiệp nhà nước (1) doanh nghiệp thân hữu (1) Dollar Index (1) Donald Trump (9) dối trá (3) dự án đường cao tốc Bắc Nam (2) dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam (2) dự trữ (3) Dự trữ bắt buộc (1) dự trữ ngoại hối (1) Dương Khiết Trì (1) Dương Thu Hương (1) đa nguyên (1) Đạc khu kinh tế (1) đại bàng doanh trại quân đội (1) Đại Đế (1) Đại học Tôn Đức Thắng (1) đại hội 13 (4) Đại Hội 13 (1) đại hội XIII (1) Đại Lục (1) Đàn lợn (1) Đảng (1) Đảng CS (1) Đáng thương (1) đạo đức (2) đạo đức XH (1) Đào Nhất Đào (1) đạo Pháp và dân tộc (1) đặc khu (2) Đặc khu (2) đặc lợi (1) đặc quyền (1) đẳng cấp (1) Đặng Thị Huệ (1) Đặng Tiểu Bình (2) Đắt giá (1) Đập Tam Hiệp (1) Đất dữ (1) Đất hiếm (1) đầu cơ vàng (1) Đầu đội (1) đầu năm (1) đấu tố (1) Đầu tư công (1) Đầy tớ (1) ĐCS (6) ĐCS Trung Quốc (1) ĐCSVN (1) Đế Quốc Việt Nam (1) đền bù (1) Đi tắt đón đầu (2) địa chấn (1) địa ngục (1) điềm báo (3) đỉnh cao trí tuệ (1) Đình công (1) Đinh La Thăng (1) đỏ - đen (2) Đọc sách (1) Đói nghèo (1) đón bắt (1) Đồ dỏm (1) Đô la (1) Đỗ Mười (1) Đỗ Ngà (10) Đổ thừa (1) độc quyền (2) Độc Tài (3) độc tài toàn trị (1) đối phó nhân dân (1) đổi thay (1) Đồng Bằng Sông Cửu Long (2) Đông Dương (1) đồng nhất (1) Đồng Tâm (13) đốt lò (1) đốt tiền (1) Đu càng (1) đu dây (1) Đục khoét (1) Đừng nghe những gì CS nói (1) EVFTA (4) EVIPA (2) EVN (4) Fake news (1) FDI (8) FDI Trung Cộng (1) FED (1) FLC (2) Formosa (2) Francisco de Pina (1) FTA (1) Gạc Ma (3) gài bẫy (1) Gạo (1) Gateway (1) GDP (5) GFI (1) Gia cấp (1) giả dối (3) giá điện (2) Gia đình trị (1) giá trị rẻ mạt (1) Giá-lương-tiền (1) giải cứu (1) giải quyết ĐCS (1) giảm giá xăng (1) giám sát dân (1) Gián điệp (1) giàn khoan (1) gian lận (1) giành ghế (1) giành mồi (1) giáo dục (8) giáo dục công cụ (1) giáo dục khai phóng (1) giáo dục nhồi dọ (1) Giáo dục nhồi sọ (2) Giáo dục thối nát (1) Giáo dục XHCN (4) giấc mộng Trung Hoa (1) giấc mơ Mỹ (1) Giấu bệnh (1) giòi bọ (1) Giương Đông (1) GM (1) GNP (1) gói cứu trợ (3) Golf (1) Grab (1) hạ đạp (1) Hà Nội (1) Hạ sách (1) Hà Văn Năm (1) hack camera (1) hacker (1) hải chiến (1) Hải Dương 8 (1) hai mặt (1) Hám ghế (1) Hang Chuon Naron (1) hàng rong (1) hành (1) Háo danh (1) hạt nhân (1) hậu quả (1) Hèn (3) hèn nhát (1) Hèn với giặc (1) hệ giá trị (1) hệ giá trị Mỹ (1) hệ giá trị Tàu (1) Hết cứu (1) Hiến pháp (1) hiện tình đất nước (1) Hiệp Định Dẫn Độ (1) Hiệp Thương (1) hiệp ước (1) hiệp ước dẫn độ (1) hiệp ước tương trợ pháp lý (1) hoà giải (1) hoa hợp (1) Hòa hợp hòa giải (1) hòa hợp hòa giải dân tộc (2) Hoa Kỳ (1) hoá rồng (1) Hoàng Sa (2) Hoàng Trung Hải (2) hoang tưởng (2) Hoàng Văn Hoang (1) học tập tấm gương đạo đức (1) Hoism (1) họng súng (1) Hồ Chí Minh (5) Hồ Duy Hải (7) Hồ Đình Tùng (1) Hồ Hải (1) hôi của (1) Hội đoàn (1) Hồi Giáo (1) hối lộ (2) Hồng Kông (7) Hợp tác xã (1) hủ tục (1) Huawei (3) Huệ Như (3) Hun Sen (2) hung (1) hút máu dân (1) Huynh đệ tương tàn (1) Hyundai (1) ì ạch (1) Iiên minh công an-côn đồ (1) In God We Trust (1) Iran (4) ITCLOS (1) Jack Ma (1) Joe Biden (4) John Hopkins (1) Kamala Haris (1) Kaysone Phomvihane (1) Kẻ chết giả (1) kẻ chơi cờ (1) Kẻ thù của nhân dân (1) Kế sách (1) kền kền (4) khai phóng (1) Khẩu hiệu (1) khỉ (1) khỉ Trừơng Sơn (1) Khiếp nhược (1) khoác lác (1) khoai mỡ (1) khoảng cách (1) Khoảng trống quyền lực (1) Khủng hoảng (2) khủng hoảng kinh tế (1) khuôn mặt Tàu (1) Kí sinh trùng (1) Kì thích kinh tế (1) kích cầu (2) kích động (1) Kích Tây (1) kiểm soát dân (1) kiểm toán (1) Kiều bào (1) Kiều hối (1) Kiêu ngạo Cộng Sản (1) kinh doanh thần thánh (1) kinh tế (5) Kinh tế - Chính trị (1) kinh tế chính trị (1) kinh tế đi vay (1) Kinh tế Mỹ (1) kinh tế ngoài quốc doanh (1) kinh tế quốc doanh (1) kinh tế Tàu (2) kinh tế tập thể (1) kinh tế thị trường (1) Kinh tế thị trường định hướng XHCN (1) kinh tế toàn cầu (1) Kinh tế Việt Nam (4) KTTT (1) KTTT định hướng XHCN (2) Kỳ thị (1) Kỹ trị (1) lại quả (1) làm chính trị (1) Làm giá (1) làm luật (1) lam phát (1) lạm phát (2) lam quyền (1) lang băm (1) lãnh hải (1) Las Vegas (1) Latin (1) Lặn sâu (1) lăng tẩm (1) lâm tặc (1) lâm tặc hợp pháp (1) lật mặt (1) LDLĐ (1) Lenin (2) Leninism (1) Lê Duẩn (2) Lê Đình Chức (1) Lê Đình Công (1) Lê Đình Kình (3) Lê Đức Anh (2) Lê Hải An (1) Lê Hoàng Quân (2) Lê Khả Phiêu (5) Lê Long Đĩnh (1) Lê Thanh Hải (2) Lê Thanh Thản (1) LG (1) lì xì (1) licence to kill (1) lịch sử (5) liên minh (2) Liên minh quân sự với Mỹ (1) loài chó (1) loài heo (1) lòng dân (1) Lòng người (1) Lòng tham (1) lòng tin (1) Lòng trung thực (1) Lợi dụng (1) lời đồn (1) lợi ích nhóm (2) lũ lụt (1) luân chuyển cán bộ (1) luật đặc khu (1) luật là tao (1) luật pháp (1) luật pháp cung đình (1) Luật rừng (1) lúng túng (1) luộc ếch (1) lười đọc (1) lương tri (1) Lý Hiển Long (1) Ly rượu mừng (1) Lý thuyết sai lầm (1) Ma lanh (1) ma túy (1) Mác Lê (2) Made in China (1) mài kiếm (1) Mai Văn Hương (1) man rợ (1) Mạng xã hội (1) Mao (2) Maoism (1) Marx - Lenin (1) Marx-Lenin (1) Marxism (1) Masan (4) màu xám (1) Mặt trận tổ quốc (1) Mất chủ quyền (2) mất nước (1) Mậu Thân (3) Mekong (1) Michael R. Pompeo (1) miền trung (1) Miễn visa (2) Modi (1) Moody's (1) mối nguy Trung Cộng (1) mồi thơm (1) Môi trường (1) mông muội (1) Một vành đai một con đường (4) mua quan (2) Mua quốc tịch (1) mục nát (1) mục tiêu kép (1) mũi nhọn (1) mức tín nhiệm (1) Mừng Đảng Mừng Xuân (1) Mượn đường (1) Mỹ (6) Mỹ - Tàu (1) Mỹ Tàu (1) My-Tàu (1) Mỹ-Tàu (1) Myanmar (3) Mytel (1) nam tiến (1) Nạn nhân CNCS (1) nắm đấm Mỹ (1) năng suất lao động (1) nấp giỏi (1) nền kinh tế (1) Ngày hội của bầy sói (1) ngậm máu phun người (1) Ngân hàng Nhà nước (1) ngân sách (1) ngân sách y tế (1) nghệ sĩ (1) nghiện quyền lực (1) Ngọa Triều Hoàng Đế (1) ngôi sao (1) ngu dân (1) ngu dân hoá (1) ngu dốt (1) nguy hiểm (1) Nguyễn Bá Cảnh (1) Nguyễn Bá Thanh (2) Nguyễn Bắc Son (2) Nguyễn Chí Vịnh (1) Nguyễn Dức Chung (1) Nguyễn Đức Chung (2) Nguyễn Đức Kiên (1) Nguyễn Giàu Nặng (1) Nguyễn Hòa Bình (1) Nguyễn Hữu Cầu (1) Nguyễn Hữu Nghị (1) Nguyễn Kim Sơn (1) Nguyễn Mạnh Hùng (1) Nguyễn Minh Thuyết (1) Nguyễn Minh Triết (1) Nguyễn Phú Trọng (27) Nguyên tắc tập trung dân chủ (1) Nguyễn Tấn Dũng (9) Nguyễn Thanh Nghị (3) Nguyễn Thành Phong (1) Nguyễn Thanh Phượng (1) Nguyễn Thị Kim Ngân (4) Nguyễn Thị Năm (1) Nguyễn Thị Xuân Trang (1) Nguyễn Thiện Nhân (2) Nguyễn Trọng Nghĩa (1) Nguyễn Tường Thụy (1) Nguyễn Văn Đua (2) Nguyễn Văn Linh (2) Nguyễn Văn Nên (1) Nguyễn Văn Nghị (1) Nguyễn Văn Thể (1) Nguyễn Văn Thế (1) Nguyễn Xuân Phúc (8) Ngư dân (1) người lao động (1) Ngyễn Thanh Nghị (1) nhà buôn (1) nhà nước ngầm (1) nhà thầu (1) nhân bản (1) Nhận chìm xuồng (1) Nhân dân (1) nhận gia tùy tục (1) nhân họa (1) Nhận thức (1) nhận trách nhiệm (1) Nhập cảnh trái phép (1) nhập siêu (2) Nhật Bản (1) Nhật Cường (1) nhiễm mặn (1) Nhiệt điện (1) nhồi sọ (3) nhu nhược (2) nhục hình (1) Nicolae Ceaucescu (1) Nicolas Ceaucescu (1) Niềm tin (1) nịnh hót (1) nỗ lực (1) nổ tung (1) Nỗi sợ (1) Nông dân Long An (1) Nông Dức Mạnh (1) Nông Đức Mạnh (1) nông nghiệp (2) nông sản (1) nợ (2) nợ công (2) nuôi án (2) Nước Hoa Thanh Hương (1) oan sai (2) Obama (1) Obamacare (1) ODA (3) ổ dịch (1) ổn định chính trị (1) ông chủ (1) Park Chung Hee (1) Park Geun-hye (1) Phá rừng (2) Phạm Bình Minh (2) Phạm Chí Dũng (2) Phạm Đoan Trang (2) Phạm Minh Chính (7) phạm pháp hợp pháp (1) Phạm Văn Đồng (2) phản dân (1) phản động (1) Phản khách vi chủ (1) Phản kháng (1) phản quốc (1) Pháp Luân Công (1) pháp luật (2) pháp quyền (1) pháp quyền XHCN (3) phát cờ (1) phân bổ ngân sách (1) Phật Giáo (2) phi chính trị hóa quân đội (1) phó tổng thống Mỹ (1) phong độ (1) phóng sanh (1) phong trào bất tuân (1) Phở Bình (1) Phú Quốc (2) phụ thuộc Tàu (1) phúc thẩm (1) phụng sự (1) Phùng Xuân Nhạ (2) Pi (1) PISA (1) Pol Pot (1) Polpot (1) Putin (2) PVN (2) Quả đấm thép (1) Quá độ tiến lên CNXH (1) Quan hệ Việt - Mỹ (1) quản lí (1) quan tham (1) quan thầy (1) quân đỏ (1) Quân đội (1) Quân đội làm kinh tế (1) quân phiệt (1) quân sự (1) Quân xanh (1) quốc doanh (1) Quốc hội (3) quốc ngữ (1) Quỹ BHXH (1) Quỷ kế Tàu Cộng (1) Quỳ một chân (1) Quyên góp (1) Quyền lợi (3) quyền lực (3) quyền lực cứng (1) Quyền lực mềm (1) Quyền sở hữu đất (1) quyết định (1) rác (1) Rạng Đông (1) RCEP (5) RMIT (1) rửa tiền (1) rượu bia (1) Sách Đen Tội Ác Cộng Sản (1) sai lầm (1) Samsung (1) sáng mắt (1) sánh vai (1) SARS (2) sân bay (1) sập bẫy (1) Sâu bọ (1) sen trong bùn (1) Showbiz (1) Singapore (1) Sinh nhật Hồ Chí Minh (1) Soán ngôi (1) Sói và chó (1) sóng thần (1) song trùng (1) số mệnh (1) Sông Đà (2) sợ hãi (1) sợ nhân dân (1) Sới chọi chó (2) Stalinism (1) suất đặc biệt (1) Subic (1) sụp đổ (3) sụp hố (1) suy nghĩ tự bại (1) Suỵt chó vô gai (1) sự công bằng (1) sức khỏe lãnh đạo (1) sức lực (1) Sức mạnh đồng đô la (1) Sức mua nội địa (1) sức mua tương đương (1) Sưu cao thuế nặng (1) SWIFT (1) T.J.Dunning (1) tà ác (1) Tái cấu trúc (1) tài năng (1) Tam quyền phân lập (1) tam trùng (1) tàn phế (1) tao khỏe có chi mô (1) tao là công lí (1) Tao là luật (1) táo tợn hơn (1) Tàu (1) Tàu Cộng (5) Tàu mua đất (1) Tàu-Mỹ (1) tắc nghẽn (1) tăng giá điện (1) Tăng học phí (1) Tăng thuế (1) Tăng trưởng (2) Tăng trửơng bẩn (1) tăng trưởng GDP (1) tăng trưởng nợ công (1) Tầm nhận thức (1) tâm thần (1) Tân Cương (1) Tập Cận Bình (7) tập đoàn kinh tế nhà nước (1) tập trận (1) Tập Trận Army games 2000 (1) Tất Thành Cang (2) Tẩy chay (1) Tchernobyl (1) tề gia (1) thả câu (1) thái độ chính trị (2) Thái Lan (1) thái thú (2) Thái thượng hoàng (1) Thảm đỏ (1) tham mhũng quyền lực (1) tham nhũng (6) tham nhũng quyền lực (1) Tham nhũng quyền lực (1) tham quyền cố vị (3) Tham vọng (1) Thành Đô (2) Thành Long (1) thành trì bảo vệ (1) Thao túng tiền tệ (4) thăm Trung Quốc (1) thặng dư thương mại (1) thâm (1) thất bại (2) thất bại toàn diện (1) theo lối mòn (1) thép cán nguội (1) Thể chế (2) thể chế chính trị (1) Thể chế kinh tế (1) thế lực thù địch (1) thi đú êu nước (1) thị trường ngoại hối (1) Thiên An Môn (2) Thiển cận (1) thiên đàng (1) Thiên đường thuế (1) thiên đường XHCN (1) Thiên tai (2) thiên triều (1) thiêng liêng (1) Thoái đảng (1) Thoát Tàu (1) Thomas Jefferoon (1) thòng lọng (1) thối nát (1) thôn Hoành (1) Thơ (1) thời loạn (1) thù (1) thủ đoạn (1) Thủ đoạn chính trị (1) thu giá (1) thu phí (1) Thủ Thiêm (4) thủ tục (1) thủ tướng Nhật (1) Thua cuộc (1) thuần phong mỹ tục (1) Thuần phục (2) Thuế (2) thuế cao (1) Thuế chống bán phá giá (1) thủy điện (2) thực thi pháp luật (1) thương đội (1) thương hiệu quốc gia (1) thượng nguồn (1) tị nạn (1) tích trữ (1) tiềm lực (1) Tiền (1) tiền đen (1) tình báo (1) Tính nhất quán (1) tinh thần AQ (1) Toàn cầu hóa (3) toi (1) tỏi (1) Tom và Jerry (1) Tố Hữu (1) Tô Lâm (1) Tổ quốc (1) tội ác (1) tội phạm (1) tội phạm ma túy (1) Tôn giáo (1) Tôn giáo-chính trị (1) tôn vinh (1) Tổng công ty (1) tổng kiên đoàn lao động (1) Tổng thống Mỹ (1) tốt đẹp (1) TPP (3) trả giá (1) trách nhiệm (1) Trại Súc Vật (4) Trại tập trung (1) tranh ăn (1) Tranh chấp (1) tranh đoạt (1) Trăm hoa đua nở (1) Trần Đức Đô (2) Trần Hồng Hà (1) Trấn lột (1) Trần Quốc Vượn (1) Trận tự pháp luật (1) Trần Văn Trường (1) Trần Vũ Hải (1) trật tự nơi công cộng (1) trên luật pháp (1) Trí Dũng (1) trí lực (1) trị quốc (1) Trị thủy (1) tri thức (1) trí thức (1) triều cống (1) Trịnh Bá Tư (1) Trịnh Vĩnh Bình (2) Trịnh Xuân Thanh (1) Trò đu dây (1) trộm cướp (1) trốn dịch (1) trốn ở lại Hàn (1) trốn thuế (3) Trục lợi (2) Trump (4) Trung Công (1) Trung Cộng (25) Trung Quốc (1) Trung Thành (1) Trừ tao (1) trừng phạt (3) Trương Hòa Bình (1) trường hợp đặc biệt (1) Trương Minh Đức (1) Trương Minh Tuấn (1) tù nhân lương tâm (1) tùng xẻo (1) tuổi hưu (1) Tụt hậu (2) Tuyên giáo (1) Tuyên truyền dối trá (1) tuyệt thực (1) tự chuyển hóa (3) tự diễn biến (3) tự do học thuật (1) tư doanh (1) Tư duy tiểu nông (1) Tư pháp (1) tự quyết (1) tử tù (1) Tư tưởng Hồ Chí Minh (1) Tướng cướp (1) tượng đài (2) tương đồng (1) Uighur (1) UNCLOS (1) Ung nhọt (1) USD (1) USD thả nổi (1) Uyghurs (1) Ưng khuyển (1) Vaccine (3) Vành đai con đường (1) văn hóa (1) Văn kiện bí mật (1) văn minh (2) vặt lông (1) vấn đề Việt Nam (1) Vân Đồn (3) ve chó (1) Ve sầu thoát xác (1) vẹn toàn (1) Venezuela (5) Vết bận (1) Vết xăm (1) vì dân (3) vi hiến (1) Vietcombank (1) Vietnam Airline (1) Vietnam Airlines (1) Viettel (1) Viện Nguyên Lão (1) Viện Thứ dân (1) Việt Bam (1) Việt Cộng (2) Việt Nam (2) Vinfast (3) Virus (1) Viwasupco (1) Vneconomy (1) Võ Văn Kiệt (1) Võ Văn Thưởng (1) Vong ân (1) vô cảm (1) vô kiêm sỉ (1) vô minh (2) Vô Rọ (1) vở kịch (4) vỡ nợ (1) VTV (1) vụ án Bùi Quang Tín (1) Vũ Hán (2) Vũ Nhôm (1) vua Quỷ (1) Vùng cấm (1) Vùng xám (2) vượng (1) Vương Dình Huệ (2) Vương Đình Huệ (1) Vương Nghị (1) Vượng Vin (2) WHO (1) xã hội (4) xã hội dân sự (1) xảo trá (1) Xăng giả (1) xâm lăng mềm (1) Xâm lược mềm (1) xây dựng cơ bản (1) Xây dựng đảng (1) xây xác quân thù (1) xe công (1) Xé Luật (1) Xén lông cừu (1) xét xử (1) XHCN (5) xin hàng (1) Xù hợp đồng (1) Xuất khẩu (4) Xuất khẩu gạo (3) xuất khẩu lao động (1) Xuất nhập khẩu (1) xuất siêu (2) Ý đảng (1) Y tế (2) ý thức chính trị (1) Ý thức xã hội (1) Yếu kém (1) yêu nước (2) yếu ra gió (1) Yuan (1) Zionism (1) ZTE (1)